TẠI SAO CÁC TRADER DÙNG RẤT NHIỀU CÔNG CỤ?

—————
Có bao giờ bạn thắc mắc khi xem trên các social media của KOLs, Trader hay các chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới thường hiển thị rất nhiều tab trên màn hình máy tính của họ không. Trước đây tôi cũng từng không hiểu tại sao phải rườm ra như vậy, trong khi chỉ một web là có thể đủ hết dữ liệu, hôm nay tôi sẽ giải đáp thắc mắc này.
—————-
SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CÔNG CỤ

1. TIN TỨC
. Chúng ta có thể tìm thấy các thông tin hữu ích về thị trường Crypto ở các Social Media như Coingecko, kênh youtube Thuận Capital, hay kênh tiktok 5 phút crypto..v.v..rất nhiều nguồn để lấy được thông tin, chỉ cần chọn ra một cái thì có thể biết được thứ mình cần. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Để tôi ví dụ:
_ Coingecko: không xa lạ gì với coingecko nếu sử dụng tiếng việt, chúng ta sẽ thấy tin tức đa phần là lấy nguồn từ web của Coin68 và Blog tiền ảo. Nhưng nếu đổi sang tiếng anh thì bạn sẽ thấy khác biệt hoàn toàn, hàng trăm nguồn từ các web khác nhau cho ra tin tức mỗi ngày. Đôi khi mình bị bội thực tin bởi nguồn mà Coingecko cung cấp.
_ CNBC: đây là trang thông tin của Mỹ, cập nhật tình hình thế giới về các mảng ngành lớn, chính trị, tài chính, kinh tế , giáo dục, quân sự..v.v.. có những thông tin mà các web khác không hề có. Tại sao phải quan tâm nhiều đến các mảng ngành khác khi chúng ta cần thông tin về Crypto hơn? Ví dụ như Covid hay cuộc chiến Uk vs Nga vừa rồi là một điển hình. Tưởng chừng không liên quan gì đến Crypto nhưng một động thái nhỏ cũng đủ sức lung lay thị trường. Giúp ta có một góc nhìn rộng hơn và đa phương diện hơn.
_ Thuận Capital: đây là kênh youtube được rất nhiều người quan tâm, đơn giản là anh ta cập nhật tin tức bên Mỹ bằng tiếng việt rất dễ hiểu đối với người bị hạn chế bởi tiếng anh. Cũng có thể coi đây là một trong những kênh cập nhật tin tức về Crypto khá nhanh trong thị trường người Việt mình biết đến, vì google dịch đôi khi dịch như shit.
_ Trading View: chúng ta thường sử dụng trading view như một công cụ để theo dõi chart, ptkt. Nhưng có một điểm khá thú vị là phần phản hồi và nguồn tin mà trading view cung cấp sẽ đến từ các chuyên gia phân tích kĩ thuật hay tâm lý thị trường. Điều này rất có lợi khi mà các web khác không thể cung cấp.
_ X (twitter): ngày xưa mới biết đến twitter, nơi đây không khác gì cái động 21+ tương tự như Tumblr. Nhưng đến nay, X được biết đến như môi trường sống của những ai quan tâm đến thị trường kinh tế tài chính trên toàn thế giới. Các KOLs ở mảng ngành kinh tế, tài chính, công nghệ, chính trị thế giới đa phần hoạt động trên đây nhiều hơn các Social Media khác. Ví dụ như một post của Elon Musk khiến $DOGE bay vài chục phần trăm, một post của nghị sĩ quốc hội Mỹ nói về Crypto cũng khiến hàng trăm người gom thêm hàng chờ đợi pump, hay một post của CZ cũng đủ sức đưa Sam xoăn đến tình cảnh bây giờ. Chưa kể có những nguồn tin khác nhau được cập nhật liên tục như Bloomberg, Whale, Bitcoin news…v.v..
_ Ở trên là một số ví dụ điển hình về nguồn tin mà chúng ta có thể tìm thấy. Mỗi nguồn đều có một lợi thế riêng biệt và không phải cái nào cũng đúng hoàn toàn.
Điều quan trọng là tin tức đôi khi thật đôi khi giả, đôi khi MM cố tình tung tin để làm tâm lý thị trường. Chúng ta buộc phải có sự đối chiếu giữa các nguồn và so sánh xem với tình hình hiện tại thì đâu là đúng đâu là sai. Và tính đúng sai dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và cảm nhận thị trường của mỗi người là khác nhau.

2. CRYPTO
– Chúng ta dễ dàng research một đồng coin từ một web nguồn như CoinmarketCap, Coingecko, Cryptorank, hay bất cứ web nào của các sàn CEX và DEX. Vậy tại sao phải dùng nhiều web khác nhau?
. Lấy $LDO bên dưới làm minh họa cụ thể. Nếu nhìn kĩ, chúng ta sẽ thấy các chỉ số tokenamic của $LDO có sự chênh lệch, tuy không nhiều nhưng đáng để tâm. Tất cả các dự án ngoại trừ BTC và coin top cung cấp về tokenamic thì số còn lại không hoàn toàn chính xác, $LDO có sự chênh lệch khá nhỏ nên ta có thể làm tròn số, nhưng với những dự án có chênh lệch lớn hơn buộc ta phải khoan vùng nghi vấn. Vì dữ liệu được cập nhật bởi mỗi nguồn khác nhau và đôi khi là thuyết âm mưu của dự án, đôi khi “lách luật” để tuồng token ra bên ngoài.
. Ngay cả bảng Allocation của mỗi nguồn đôi khi cũng có khác biệt rõ rệch, có web thì cung cấp cụ thể từng mảng là bao nhiêu phần trăm, nhưng có web cũng chỉ có vài mảng và gom mấy cái nhỏ nhỏ vào một mảng là Other (cái này ở các altcoin thường có thể thấy, nhất là dưới top 100 cũng dễ bắt gặp). Chưa kể đến là số phần trăm unlock token cũng vậy, đôi khi chênh lệch cả chục phần trăm (điều này xuất hiện ở các dự án mới), nếu không check kĩ sẽ rất dễ ảnh hưởng đến plan của mỗi người vì cũng là yếu tố quan trọng của nguyên tắc cung – cầu.
. Các web của sàn. Binance giống như đỉnh cao mà các đồng coin đại đa số đều muốn list, bởi ở đây có lượng thanh khoản cao nhất so với mặt bằng chung. Nhưng trên web của Binance cũng chỉ xem được các dự án đã list, còn lại thì không. Poocoin là một ví dụ rõ nhất về sự khác biệt đối với Binance, thiên đường của shitcoin và meme.
Khác biệt nằm ở chỗ mỗi web sẽ có một lợi thế mà chúng ta cần tìm, mỗi dự án sẽ hợp tác với một số partner khác nhau nên không hẵn một đồng coin nhất định có thể research trên một công cụ. Chưa nói đến các web hay Social media của mỗi dự án cũng sẽ khác nhau, thông qua đó có thể biết được phản ứng từ cộng đồng có ủng hộ dự án hay không, nhiều hay ít.

3. DATA
– Ngày xưa ở Việt Nam khi mọi thứ chưa rõ ràng, cũng chỉ có thể quan sát trên Bitrex và Remitano, hai nơi này thì cũng chẳng cung cấp được nhiều về data là mấy. Đến khi các web như CryptoQuant, GlassNode, CoinGlass..v.v.. thì người dùng dần tiếp cận được với data nhiều hơn. Nhưng hạn chế thì vẫn tồn đọng.
– Chẳng hạn như một người không biết gì về code sẽ rất khó để có một bảng theo dõi data riêng trên Dune, hay người bị hội chứng rối mắt bởi các dãy ký tự cũng không dễ dàng khi dùng BSCscan hay ETHscan thì sẽ khó lòng mà đọc ra động thái của các địa chỉ ví (hay động thái của dự án, của MM). Như Nansen, một trong những công cụ research được ưa chuộng cũng khiến user gặp vấn đề tương tự, rồi còn chưa kể mỗi web đều có mục acc Premium trở lên để có thể dùng nhiều và sâu hơn cũng là một rào cản. Coinglass và $ARKM ra đời đã giải quyết được những tồn đọng đó. Song chúng ta đều hiểu “tiền nào của nấy”, đồ dùng free đôi khi không đủ hiệu quả.
– Một thứ quan trọng khác là về khái niệm check vol, điều này xuất hiện ở thị trường Việt Nam rất ít, đa phần là nằm ở những người trade theo phương pháp Price action, cho đến khi sự thành công của dựa vào tips trade theo vol thì cộng đồng Việt dần quan tâm đến. Chúng ta có thể check được vol trên web sàn, web thông dụng như coinmarket, coingecko. Nhưng vấn đề là vol trên sàn rất dễ bị làm fake bởi sàn và vol trên coingecko coinmarket đôi khi không chuẩn. Thế là Messari được biết đến với một công cụ trên đó là Real Vol. Ngoài ra còn một số công cụ khác để đối chiếu qua lại với nhau và khoanh vùng vol của mỗi dự án.

3. CÔNG CỤ PTKT
– Newbie thường mang tâm thế khi đến với thị trường này sẽ trade theo kèo của một người nào đó mà họ cho là uy tín để theo. Hay đôi khi tập trung hoàn toàn và mô hình nến, chỉ báo ptkt.
– Với phương pháp trade thuần ptkt, một điều dễ hiểu là nếu các chỉ báo và các công cụ không đồng thuận với nhau thì rất khó để nhìn ra tín hiệu và rất khó để vào lệnh.
– Mà cái quan trọng chúng ta nên nhớ rằng những nhà đầu tư tài ba và thành công không tự tạo ra công cụ ptkt, cũng như các nhà tạo lập công cụ ptkt không hẵn là thành công trên con đường đầu tư. Trong thị trường Crypto, ngoài việc KOLs shill dự án ra thì marketing đỉnh cao nhất vẫn là dùng chart. Có nghĩa là MM thừa khả năng để lái giá theo đúng ptkt và họ chỉ cần một râu nến quét là thanh lý sạch hàng loạt lệnh. Nên chúng ta thường hay bị quét stoploss rồi giá mới chạy theo đúngbplan của chúng ta phân tích trước đó (rất cay cú phải không).
PTKT và On-chain như một con dao hai lưỡi, biết dùng sẽ hiệu quả nhưng không biết dùng sẽ rất tai hại.

CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT KHI DÙNG QUÁ NHIỀU CÔNG CỤ?
– Đối với một người trong thị trường 4 năm như mình mà nói thì kiến thức và kinh nghiệm bao nhiêu cũng không đủ. Bởi lẽ nếu ai từng trade theo chart ngắn hạn 5ph, 15ph sẽ hiểu được việc khi ra tin chỉ vỏn vẻ 1ph30s giá sẽ nhảy loạn cả lên. Đó là lý do cần nhiều nguồn để cập nhật tin tức khác nhau. Còn với người trade dài hạn lại càng phải cần, vì phải phân tích xem tin nào có lợi về lâu về dài, tin nào sẽ ảnh hưởng đến cục bộ.
– Mà điều quan trọng là các công cụ chỉ là công cụ, cần phải có sự đánh giá và so sánh với nhau để đưa ra quyết định trước khi xuống tiền hoặc không. Nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt.
Nên là dựa vào các yếu tố trên, sự cần thiết khi dùng nhiều công cụ là chắc chắn. Tuy nhiên nên chọn lọc ra cái gì phù hợp với bản thân và phải biết dùng sao cho hiệu quả. Càng research sâu hơn, chúng ta càng tìm thấy được những thứ hay họ ở mỗi công cụ khác nhau.
—————–
P/s: trading là một công việc tự do, cũng là hành trình dài không hề dễ dàng, cần phải có hành trang, lộ trình, kiến thức đủ để có thể bước đi. Và muốn đi được xa hơn thì phải tích góp kinh nghiệm mỗi ngày.
——————
Đây chỉ là quan điểm cá nhân, cần thêm nhiều ý kiến của mọi người. Mời mọi người cùng thảo luận
Cảm ơn đã đọc

Nguồn: Vô Thị

Bạn thích bài này chứ?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận