Suy thoái kinh tế là gì? Thời kỳ hưng thịnh là thời điểm nền kinh tế tăng cao. Người người nhà nhà có thể tập trung phát triển. Nhưng mỗi thời kỳ đều sở hữu một chu kỳ nhất định. Đối nghịch với thời hưng thịnh chính là suy thoái.
Nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng rất mạnh đến nhiều thành tố. Như đời sống, kinh doanh, vận hành nhà nước,.. Chính vì thế ở bài viết này hãy cùng Tuiriviu tìm hiểu suy thoái kinh tế là gì? Tại sao lại xuất hiện suy thoái kinh tế? Những biểu hiện của suy thoái là gì? Tất cả đều sẽ có ở bài đăng này
Xem thêm bài viết liên quan - Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì - Có nên đầu tư vàng - Lạm phát nên đầu tư gì - Có 1 tỷ nên đầu tư gì - Nên đầu tư gì với số tiền nhỏ
Suy thoái và khủng hoảng kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế (Recession/Economic Depression) là sự suy giảm đáng kể của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc các hoạt động kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian kéo dài. Thường thì việc suy giảm sẽ diễn ra từ hai quý liên tiếp trở lên trong năm. Và nếu suy thoái diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến kết quả rất nghiêm trọng chính là khủng hoảng kinh tế. Từ đó tạo tiền đề dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế.
Chu kỳ suy thoái kinh tế

Chu kỳ kinh tế hay là chu kỳ kinh doanh. Là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái – phục hồi – hưng thịnh. Có nhiều quan điểm cho rằng pha phục hồi là thứ yếu. Nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh.
Biến động chu kỳ kinh tế thông thường được thể hiện bằng sự biến động và suy giảm đơn lẻ của một chuỗi những yếu tố kinh tế vĩ mô. Các đợt mở rộng hoặc suy giảm đơn lẻ diễn ra với tần suất và mức độ biến đổi theo thời gian. Thông thường, chu kỳ của các có biên độ lớn là từ 2 đến 10 năm
Tham khảo sách kinh tế vi mô đang SALE
Nguyên nhân của suy thoái kinh tế

Nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế luôn là chủ đề tranh cãi gay gắt giữa các nhà lý luận và những người hoạch định chính sách. Nhưng cả hai đều nhất trí rằng. Mỗi đợt suy thoái kinh tế tạo nên do sự tác động của nhiều yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ. Cùng các cú tác động ở bên ngoài (ngoại sinh) tạo thành.
Theo trường phái khái niệm và ý thuyết
- Theo những nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa Keynes
Những người theo chủ nghĩa này thường sẽ tranh luận với những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực về nguyên nhân diễn ra chu kỳ. Tuy nhiên họ đều đồng nhất rằng các yếu tố ngoại sinh như giá xăng/ dầu, bệnh dịch, chiến tranh chính là nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế nhất thời.
- Đối với trường phái kinh tế học Áo
Họ lại giữ quan điểm rằng nguyên nhân là do lạm phát bởi cung tiền tệ. Sự suy thoái có thể xem là quy luật khách quan của kinh tế thị trường để điều chỉnh trở lại các tài nguyên đã dùng không tốt trong thời kỳ “tăng trưởng” hay “khủng hoảng”.
- Đối với người theo thuyết tiền tệ
Những biến đổi trong nền kinh tế thị trường là nguyên nhân thứ yếu. Mà nguyên nhân cơ bản đến từ việc điều hành tiền tệ kém của nhà nước.
Nguyên nhân suy thoái kinh tế theo tình hình thực
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc nền kinh tế bị suy thoái, trong đó bao gồm:
- Sản xuất hàng hóa bị dư thừa
Trường hợp này diễn ra khi các nhà máy/ doanh nghiệp sản xuất hàng hóa quá nhiều – ồn ập. Nhưng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lại thấp. Dẫn đến tình trạng sản xuất bị cắt giảm. Từ đó sa thải nhân sự tăng cao. Tất cả đều tác động đến việc suy giảm nền kinh tế.
- Chi tiêu bị suy giảm
Việc giảm chi tiêu từ người tiêu dùng có thể dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Vì chi tiêu của người tiêu dùng là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ
Khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Chi phí đi vay tăng lên, làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Dẫn đến khả năng suy thoái cao.
- Giảm chi tiêu của chính phủ
Cắt giảm chi tiêu của chính phủ có thể làm giảm hoạt động kinh tế. Vì chi tiêu của chính phủ là một thành phần quan trọng của hoạt động kinh tế tổng thể.
- Thiên tai và dịch bệnh
Hai yếu tố trên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh tế. Bằng cách phá hủy vốn vật chất, giảm nguồn cung hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời làm gián đoạn dòng hoạt động kinh tế thông thường.
Điều quan trọng cần lưu ý là các nguyên nhân cơ bản của suy thoái có thể thay đổi từ suy thoái này sang suy thoái khác. Và nhiều yếu tố có thể kết hợp để gây ra suy thoái.
Biểu hiện của suy thoái kinh tế

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết để xác định nền kinh tế đang bị suy thoái. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất:
Sự thay đổi lãi suất trái phiếu
Nhiều nhà phân tích tài chính căn cứ trên đường cong lãi suất trái phiếu nhằm nhận biết dấu hiệu của một sự suy thoái. Trong kinh tế, đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve là đồ thị phản ánh mức độ lãi suất khác nhau của các khoản vay có trị giá tương đương nhau và kỳ hạn khác nhau
Do lạm phát đã ảnh hưởng lên đường cong trái phiếu:
Khi lạm phát tăng, khối lượng trái phiếu mua vào cao để mục tiêu trả lãi suất bù phần trượt giá, lúc này đường cong lãi suất thể hiện ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.
Ngược lại khi lạm phát thấp thì cầu mua vào ít và bán ra cao nhằm rút tiền thay vì đợi trả lãi suất.
Tín dụng của ngân hàng
Khi điều kiện vay tín dụng trở nên ngặt nghèo. Đặc biệt với DN vừa và nhỏ. Cũng có thể xem là dấu hiệu cho biết tình trạng suy giảm kinh tế. Lúc này nhiều ngân hàng đang siết lại điều kiện cho vay. Bởi đã nhìn ra nguy cơ về tương lai của các món vay tín dụng.
Tâm lý kinh doanh bất ổn
Nhận định rằng hiện tại thì lòng tin của nhà đầu tư trên thị trường đối với nền kinh tế toàn cầu đang có chiều hướng đi xuống. Báo cáo thực tiễn của Global CEO Outlook đưa thấy rằng. Trong 4 nền kinh tế hàng đầu là Anh, Pháp, Australia và Trung Quốc có không quá một nửa tổng số CEO ở đây tin tưởng với sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Vấn đề nợ xấu gia tăng đột biến
Tỷ lệ thất nghiệp và mất việc tăng. Do tiền lương chi trả cho người lao động thấp. Trong lúc giá cả leo thang sẽ làm tăng khả năng nợ công của các quốc gia.
Về phía ngân hàng, nợ xấu xảy ra khi nguyên vật liệu sản xuất buộc phải đi vay mượn từ những nước xung quanh. Nếu thời gian tới tình hình tài chính không có tiến triển tích cực sẽ tạo nên nợ công.
Thị trường lao động bị biến động mạnh
Nền kinh tế được đánh giá là không tích cực. Nếu số lao động đang nhận bảo hiểm thất nghiệp tăng. Lý do là nhiều công ty có khuynh hướng cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh. Và chọn sáp nhập hoặc giải tán. Từ đó đưa đến việc chuyển dịch cấu trúc doanh nghiệp và tinh giản bộ máy, giảm nhân sự,… Đây chính là các tín hiệu về một sự suy giảm tăng trưởng đang rất cận kề.
Bên cạnh đó, số liệu của thu nhập mỗi tháng cũng thể hiện cho tình trạng người lao động. Thu nhập của công nhân lao động thấp sẽ ảnh hưởng đến GDP quốc gia. Nếu nhiều công ty ngừng tuyển dụng thêm lao động hoặc thay đổi nhân sự, giảm tiền lương,….. Phải đặc biệt quan tâm bởi đó là các dấu hiệu mầm mống của cuộc khủng hoảng.
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Khi nền kinh tế đang chịu sự ảnh hưởng bởi suy thoái, bạn sẽ nhận thấy rất rõ các tác động sau:
Giao thông vận tải
Phần lớn hàng hóa vận chuyển từ nước ngoài về đều bị đình chỉ hay giới hạn. Đặc biệt là đường thủy. Đối với phương thức này khi nền kinh tế bị suy thoái thì sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Các sản phẩm dầu thô, nông sản, phụ kiện,..tất cả đều ứ đọng và đình trệ. Điều này làm cho hoạt động ngoại thương bị ùn tắc, các doanh nghiệp bị thiếu hụt hàng dẫn đến đền bù hợp đồng, thua lỗ kéo dài.
Lượng tiêu thụ dầu mỏ
Dầu mỏ được xem là mặt hàng có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Khi sự suy thoái diễn ra đã làm cho nhu cầu về dầu mỏ bị thu hẹp. Sự suy giảm này đã bảo hiệu cho sự tăng trưởng chậm của toàn bộ nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán bị suy giảm
Ngành tài chính thị trường chứng khoán đang sụt giảm. Bởi tất cả những chỉ số trên sàn giao dịch là con số biết nói. Vì chúng thể hiện chân thực nhất tình trạng phát triển của từng nước.
Tỷ lệ thất nghiệp cao dù đã sự hỗ trợ từ chính phủ
Hậu quả của sự suy giảm sẽ khiến cho thất nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào. Thu nhập giảm sút, người dân không có công ăn việc làm. Sẽ ảnh hưởng lên các hoạt động xã hội và kinh tế.
Hoạt động thương mại bị tan vỡ
Khi cung và cầu giảm, tiêu dùng cá nhân. Đầu tư của doanh nghiệp, việc mua bán, xuất khẩu một số sản phẩm. Nguyên liệu ở thị trường bên ngoài cũng giảm.
Đồng tiền bị mất giá trị
Giá Trị đồng tiền tệ của quốc gia mất giá sẽ gây thiệt hại cho đất nước. Vừa tác động lên tăng trưởng GDP nhiều nước khác. Đặc Biệt là những nước dựa chủ yếu bằng ngoại thương.
Từ những thông tin trên về suy thoái kinh tế là gì, có lẽ bạn đã nắm được một vài thông tin cơ bản rồi nhỉ?
Tham khảo các khóa học đầu tư, kinh doanh có đánh giá tốt
Nhập TUIRIVIU để được giảm 40% trên Unica
Khi đã nắm được những kiến thức cơ bản bạn đã sẵn sàng để đến với các hạng mục khác như suy thoái kinh tế nên đầu tư gì? Ngành nào hưởng lợi từ suy thoái kinh tế … Những thông tin đấy sẽ xuất hiện ở bài đăng tiếp theo. Chính vì thế hãy theo dõi Tui kiếm tiền 4.0 để không bỏ lỡ những thông tin thú vị đó nhé!