———————————————————-
– Tiếp tục với chuyên mục “lột vỏ” những câu chuyện trong thị trường Crypto, ở phần trước mình có phân tích về 3 sự thật đó là:
+ Trader cũng như những ngành nghề khác
+ Không có kỉ luật, đừng nghĩ đến lợi nhuận
+ Group
Mọi người có thể đọc lại bản đầy đủ tại đây :
https://www.facebook.com/groups/ryanvanhungnguoiban/permalink/650571187223263/?mibextid=Nif5oz
Giờ thì cùng mình đi vào nội dung chính nhé.
———————————————————————–
4. CON DAO HAI LƯỠI – PTKT và ON-CHAIN
Tại sao mình lại nói ptkt và on-chain là con dao hai lưỡi, tất nhiên là vì có hai mặt:
– Ưu điểm
+ Ptkt được mọi người quan tâm đến rất nhiều như một chén thánh hay ánh sáng soi lối trong việc đầu tư, nhất là các công cụ chỉ báo. Đối với mình, công cụ chỉ báo là những thứ dựa trên biến động và dữ liệu trong quá khứ để tính toán rồi đưa ra xác suất về việc dự đoán hướng đi của đường giá. Thông thường, mọi người tìm đến ptkt với lộ trình kiến thức như các loại nến, cụm mô hình nến, công cụ chỉ báo, wyckoff, price action..v.v.. Bạn dễ dàng thấy những kiểu như cụm mô hình nến đảo chiều, các đường MA/EMA giao cắt, tính chất RSI phân kỳ, vùng DCA đẹp dựa vào tỉ lệ vàng với Fibo, đường giá break vùng demand/supply sẽ retest..v.v..những tín hiệu đảo chiều có càng nhiều công cụ đồng thuận với nhau thì tỉ lệ chính xác càng cao. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chẳng cần phải học hỏi quá nhiều kiến thức, nghiên cứu sâu về ptkt là có thể đánh trận và có lợi nhuận. Một ví dụ điển hình là cứ EMA 34 cắt lên EMA 89, cộng thêm mô hình nến nhấn chìm với sự xuất hiện của cây nến marubozu là vào lệnh long nhẹ nhàng và ngược lại thì vào short. Mọi người thấy đơn giản không, cần gì phải research này kia nhiều cho mệt. Ngắm chart ngày đêm chờ các chỉ báo đồng thuận, setup lệnh có tp stoploss rõ ràng rồi ngồi đợi thông báo thôi.
+ On-chain cung cấp cho chúng ta những thứ rất tuyệt như dòng tiền, lượng fee, các địa chỉ ví hoạt động, chuyển giao giữa các tài sản, số lượng holder, khối lượng coin trong các ví..v.v.. đơn cử như khi thấy vùng giá sw tạo đáy, check on-chain có dòng tiền đổ vào đều đặn, một vài địa chỉ ví gom hàng đều đặn => tín hiệu bắt đáy của MM => bắt đáy theo, không cần phải quan tâm đến quá nhiều thứ khác, cứ DCA vùng đáy rồi kiên nhẫn đợi pump thôi. Và lợi thế thêm ở chỗ không phải ai cũng biết đến on-chain và không phải ai cũng đọc được on-chain. Bạn hiểu on-chain, bạn hơn tay mơ một bậc, dễ dàng kiếm lợi nhuận hơn.
– Nhược điểm:
+ Ptkt như đã nói ở trên là đưa ra dự đoán, mà dự đoán thì có thể sai. Các loại hình ptkt đa phần được con người tạo ra, mà nếu nó mang tính chuẩn xác cao thì những người ta sẽ dùng cho riêng họ để đầu tư kiếm lợi nhuận chứ không việc gì phải bán ra thị trường. Bởi lẽ họ thừa hiểu hai điều, nếu chỉ báo đúng 100% => thuyền sẽ nặng => giá sẽ khó đi theo đúng ý họ, hay thay vì đi bán chỉ báo thì họ làm một lệnh cho nhanh đỡ tốn thời gian ngồi code rồi bán ra chờ đợi partner nào đó mua hay được cộng đồng chấp thuận, cồng kềnh vô cùng. Chưa kể, những ai đã từng ngày đêm say mê ptkt sẽ thấy tỉ lệ quét stoploss khi lạm dụng vào future là cực kỳ cao, đa phần chúng ta sẽ bị quét stoploss trước khi đạt tp như setup ban đầu. Hiểu theo một cách khác, ptkt là một phần của Phân tích Cơ Bản, mà ptcb thì là một trong 4 mảnh ghép cần có ở trader, bạn không thể chỉ dùng ptkt mà đòi ăn tiền thiên hạ được, giống như việc bạn không thể giỏi mỗi phép tính hàm số của môn toán mà tham vọng đạt tổng kết cuối năm là học sinh giỏi được. Chơi với lửa có ngày bị phỏng, chơi với dao có ngày đứt tay, chơi với ptkt có ngày bị quét stoploss đến cháy tài khoản như chơi.
+ On-chain thường được dùng để theo dõi các động thái của thị trường một cách nhanh chóng mà không cần phải xem trang báo nào có đưa tin hay không, vì on-chain giống như một level cao hơn đối với những người mới bước vào thị trường. Tuy nhiên, do tính minh bạch của mạng lưới Blockchain, những thứ bạn thấy được, đọc được, phân tích được dựa vào on-chain đồng nghĩa với việc MM cũng làm tốt về mặt đó như bạn và đôi khi là giỏi hơn bạn. Khi lạm dụng on-chain một cách đơn thuần như lạm dụng bất cứ một công cụ ptkt nào khác, bạn sẽ bị MM lùa vào chuồng lúc nào không hay. Vì với những người hiểu on-chain, MM sẽ có cách lùa khác với newbie, tạo dựng lòng tin cho bạn thật vững với on-chain, dần dần đến khi bạn hoàn toàn tin vào on-chain thì lúc đó sẽ bắt đầu xuất hiện những khoản thua lỗ do đầu tư theo on-chain 100%, nuôi con gà đủ lớn rồi mới thịt. Những trò như nạp stable lên sàn, rút coin về ví chỉ là những động thái rung cây doạ khi dành cho những người có kiến thức về on-chain.
=> sẽ không có chuyện trader một mảng chuyên sâu ptkt hay trade theo on-chain, nếu ai đó nói sẽ dạy bạn kiếm tiền bằng ptkt chuyên sâu thì đó là nhảm nhí, họ lừa bạn thôi. Bắt buộc một trader dù chuyên sâu mảng nào cũng phải có kiến thức về tất cả những mảng khác bao gồm cả tiếng anh (một thứ mà tưởng chừng như không liên quan nhưng nó là quan trọng vô cùng). Trader giỏi về mọi mảng trade còn bị thị trường vả không trượt phát nào chứ ở đó mà đòi một mảng chuyên sâu kiếm tiền. Cho dù lúc đầu có kiếm được bao nhiêu mà không tích lũy thêm những thứ khác thì sớm muộn gì cũng sẽ đi bụi cả thôi, thậm chí là mất nhiều hơn thế.
5. TIN TỨC
Bạn thường có thói quen đọc tin mỗi ngày, cập nhật tin rất nhanh, đó là một thói quen tốt và có lợi vô cùng. Nguồn tin trên các phương tiện internet thì rất nhiều, đôi khi khiến chúng ta bội thực tin tức. Gần đây có thể thấy là tin fake về vụ chấp thuận hồ sơ ETF của Ishare, dẫn đến việc $BTC pump một cây $3k ngay lập tức, hay chỉ một tweet của Elon Musk cũng đủ khiến $Doge bay mấy chục phần trăm như bao lần. Sự thật đằng sau đó mà ai cũng có thể hiểu là tin tức thực sự dẫn đến tác động trực tiếp vào đường giá là rất ít, đa phần là chạy sau đường giá hay đó chỉ là cách để MM hợp thức hóa đường giá mà thôi. Những chiêu trò rung cây dọa khỉ bằng tin tức của MM chúng ta có thể thấy rất nhiều từ xưa đến nay, thế nên mới có mấy định nghĩa như FOMO hay FUD được áp dụng vào thị trường Crypto ngày càng nhiều.
=> tin tức giúp chúng ta nắm bắt thị trường nhanh hơn, dễ dàng có vị thế tốt hơn, nhưng nếu không có kiến thức phân loại và chọn lọc tin, bạn sẽ rơi vào cái bẫy của MM lúc nào không hay.
6. HACK
Đây là thị trường tài chính đại diện cho thời đại công nghệ số, những rủi ro tiềm ẩn là rất nhiều và đặc trưng nhất là các vụ hack vào mạng lưới blockchain, điều mà chỉ diễn ra duy nhất ở thị trường tài chính này.
– Trên thực tế, Crypto và Blockchain được xây dựng từ những dòng code, nên việc mắc lỗi (bug) là chuyện thường tình, mà fix bug thì cần có thời gian và đôi khi là sự giúp đỡ từ cộng đồng, điển hình là các vụ treo thưởng của các dự án cho dev nào tìm được lỗ hổng công nghệ trong dự án của họ. Các hacker cũng là những dev cực kì giỏi, dựa vào bug và lỗ hổng công nghệ, hacker xấu không ngại mà thâm nhập vào để lấy đi tài sản của người khác. Điều này là xảy ra như cơm bửa nên tính bảo mật mới được chú trọng rất nhiều.
– Tuy nhiên, có một sự thật là MM cũng dựa vào đấy mà lái giá coin, dắt mũi thị trường theo ý họ muốn. Như vụ $OP là điển hình hay gần đây có vụ của Justin rất buồn cười. Mọi người có thấy ai vào nhà ăn trộm tài sản của mình xong mình đi treo thưởng cho tên trộm nếu trả lại tài sản không? Đúng lý ra là báo công an bắt cái đầu lại rồi phạt thêm mớ tiền cho bỏ cái tật xấu, bớt báo đời gây hại cho người khác lại. Với mình vụ này giống như một chiêu trò rửa tiền hay thanh khoản ngoài luồng của Justin thì đúng hơn. Hack cũng như tin tức, dễ dàng bị MM lạm dụng lái giá, mình đã có một bài viết về việc này, nay nêu ra đây để chúng ta cùng bóc mẻ góc khuất của thị trường này, mọi người có thể đọc lại tại đây:
https://www.facebook.com/groups/ryanvanhungnguoiban/permalink/634895115457537/?mibextid=Nif5oz
7. KHÔNG CHẤP NHẬN LỖ, KHÔNG CÓ CHUYỆN LỜI
Tất cả chúng ta khi đầu tư đều với một tâm thế kiếm lợi nhuận để gia tăng tài sản, giá trị và vị thế bản thân. Tuy nhiên đa phần đều không chấp nhận chuyện bản thân bị thua lỗ khi đầu tư, điều này là một vấn đề vô cùng bất hợp lý.
– Trong thị trường nào cũng thế, có cung thì phải có cầu, có lợi nhuận thì phải có thua lỗ. Bạn làm một lệnh Future phải setup sẵn TP và Stoploss, hold một đồng coin có vùng giá mong muốn chốt lời thì cũng phải có vùng giá cắt lỗ chấp nhận được. Giống như việc thầy Huấn huê hường dạy cộng đồng mạng có làm thì mới có ăn, bạn không chấp nhận mất công sức và thời gian tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thì sẽ không có chuyện gặt hái thành quả. Nhiều người hay đùa nhau trong thị trường này là trước khi nhắm đến những kèo nhân mấy lần tài sản thì phải học phép tính chia (chia tài khoản). Nếu không chấp nhận được sự thật này, thì bạn đừng nên đầu tư một cái gì cả.
=> thua lỗ, cháy tài khoản, đu đỉnh là điều tất yếu cần phải trải qua của một trader. Bạn chỉ có thể làm sao để hạn chế bớt chứ không có chuyện bỏ qua điều kiện này. Nếu đầu tư mà mang tư duy và tâm lý đơn giản, khuyên thật lòng đem tiền đi ăn tiêu cho sướng thân còn tốt hơn.
8. CÔNG NGHỆ
Crypto được hiểu như một money game mới của thời đại số trong giới tài chính. Những công nghệ của mỗi dự án đưa ra là vô cùng hấp dẫn và lộng lẫy. Tuy nhiên, sự thật là hết 90% những công nghệ trong thị trường này đều là bánh vẽ.
– Sẽ rất phũ phàng đối với những người yêu công nghệ và có niềm tin vào một dự án mang công nghệ hiện đại cho tương lai khi đem tiền đổ vào đó. Tuy nhiên vì là money game, yếu tố công nghệ sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ trong một dự án nói riêng hay toàn thị trường Crypto nói chung. Ví dụ điển hình ai cũng biết đó là nhiều người đổ vào hoàng tử công nghệ $ICP và nhận lại cái kết đắng ngắt.
– Bạn cũng không thể trách thị trường này lừa đảo được, nếu bạn không hiểu về bản chất của cuộc chơi này, sớm muộn gì bạn cũng sẽ đi theo chiều gió cuốn cùng với thứ công nghệ mà bạn đặt hết niềm tin vào. Thị trường này không có sẵn nguồn tiền, tiền chỉ chạy từ ví người này sang ví người khác mà thôi, nên yếu tố công nghệ đôi khi không là cái đinh gì trong thị trường này cả.
———————————————————————–
Mình biết là rất nhiều người trong group này nói về những sự thật trong thị trường Crypto. Bản thân mình cũng là mong muốn được đóng góp xây dựng cộng đồng này, chia sẻ nhận định cá nhân với mọi người. Còn nhiều góc khuất khác mình chưa thể nói hết ra đây được vì chữ nghĩa mình chưa đủ, kiến thức còn hạn hẹo, thông tin và dữ liệu còn khá ít nên là nếu được mọi người đón nhận và ủng hộ thì mình sẽ làm tiếp phần 3.
Hi vọng được mọi người đón nhận và góp thêm ý kiến cho mình để chúng ta cùng nhau phát triển.
————————-
Cảm ơn đã đọc!
Nguồn: Vô Thị