# QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ

Vấn đề quản trị rủi ro trong đầu tư là một mảng cực kì quan trọng mà bất kì nhà đầu tư, giao dịch nào cũng cần phải nắm rõ. Cho dù anh em có một phương pháp tỉ lệ thắng cao đi nữa mà không có quản trị rủi ro và tuân theo kỷ luật phân bổ của mình thì kết quả cuối cùng sẽ là một sự thất bại.

Mình xin chia sẻ một chút về kinh nghiệm cá nhân cũng như kiến thức mình đã học được cách làm sao để quản trị rủi ro tốt hơn

## **1. Xác định mức độ chịu lỗ của mình**

Xác định được mình risk bao nhiều % cho tổng portfolio (bao gồm cả hold, trade, nói chung là cho toàn bộ của mình, có thể là 20 hoặc 50% tùy vào mức chịu đựng rủi ro của mỗi người)

Tuy nhiên thì mình sẽ đề xuất 30% tối đa cho cả tổng tài khoản của mình vì đó là một cái ngưỡng tâm lý của con người (mình tính tròn theo các mốc Fibonanci).

Nếu bị thua lỗ vượt qua mốc tầm 30% tài khoản thì lúc đó anh em đã bắt đầu nảy sinh tâm lý chán nản, sợ hãi và cái mạnh mẽ nhất là cay cú và mong muốn gỡ gạc nhanh. Cường độ của những mức tâm lý này sẽ càng mạnh hơn nếu anh em càng để portfolio của mình tụt dần, mất 50% rồi 70%….

Lúc đó nếu không chịu dừng lại thì kết quả sẽ càng lún sâu hơn và cuối cùng mất trắng. Hình bên dưới là một ví dụ, anh em càng lỗ nặng, thì càng khó phục hồi lại vốn ban đầu.

Do đó hãy đặt ra một cái ngưỡng chịu lỗ của mình (có thể 30% hoặc tùy), và khi tổng tài khoản của mình bị lỗ chạm ngưỡng này, mình sẽ dừng trade lại và rút khỏi thị trường một thời gian, xem xét lại chiến lược và phương pháp chơi của mình, tìm ra lý do mình đã thua lỗ trong thời gian qua. Và khi đã bình tâm lại và tìm ra được phướng hướng mới để giải quyết thì mới bắt đầu quay lại thị trường chiến tiếp. Đó là bước đầu tiên để quản trị rủi ro và sống với thị trường trong lâu dài.

## **2. Xác định rủi ro mỗi lệnh trade**

Thị trường tài chính là một bài toán xác xuất và các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta là những người đi giải bài toán đó để kiếm lợi nhuận theo nhiều phương thức khác nhau, xài indicator, phân tích cơ bản, dòng tiền, fomo, để đánh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn…

Và tất nhiên một điều không thể chối cãi là tất cả mọi thứ sẽ đều có xác xuất của nó, không có một phương pháp nào có thể ăn chắc 100% trong thị trường.

Cho nên việc có cho mình một phương pháp hệ thống PS dương như idol Low Jho có nhắc đến, thì chúng ta cũng cần phải xác định được rõ volume và % rủi ro cho mỗi lệnh của mình.

Nếu anh em bỏ quá nhiều vốn trên một lệnh, chính điều này có thể đặt portfolio của anh em vào rủi ro bị bị giảm mạnh tới mức mà không thể recover lại được.

Do đó anh em cần phải chuẩn bị trước và xem xét liệu mình có thể risk bao nhiêu trên tổng tài khoản của mình mỗi lệnh. Cái này sẽ tùy thuộc vào tỉ lệ % thắng của hệ thống giao dịch của mình và vị thế của bản thân.

Nhưng nếu anh em mới bắt đầu và đang dần build một hệ thống giao dịch, khuyến khích chỉ nên risk 1% tài khoản trên mỗi lệnh. Ví dụ như vốn tổng là 10,000 đô cho việc trading, thì khi đánh trade mỗi lệnh chỉ nên mất tối đa $100. Mục đích là đánh nhiều kiếm kinh nghiệm, ghi chép nhật ký để theo dõi xác xuất của hệ thống giao dịch hiện tại của mình.

Và nhớ ngưỡng chịu lỗ ban đầu của mình, vd 30%, đánh thua liên tục, mất 3k đô rồi, thì đừng có cay cú mà nâng vol lên để gỡ gạc, mà phải out khỏi thị trường và chiêm nghiệm lại trong một thời gian, trước khi bỏ thêm tiền vào đánh tiếp.

Và khi anh em đã chiến nhiều kinh nghiệm với thị trường rồi cũng như có hệ thống giao dịch có xác xuất thắng lớn, lúc đó mới cân nhắc bắt đầu nâng dần % risk rủi ro của mỗi lệnh lên.

Nhưng nếu vậy nó sẽ làm hạn chế lại số lệnh chúng ta đi? Đi ít lệnh như thế liệu có thắng được game tài chính có xác xuất không?

Đúng là việc nâng risk rủi ro lên sẽ làm hạn chế lại số lệnh chúng ta đi trade hoặc đầu tư, nhưng nó sẽ làm tăng chất lượng khoản trade, đầu tư đó. Chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để dành tâm huyết cho lệnh đó và xử lý nó khi kịp thời, giảm áp lực quản lý nhiều lệnh. Việc quản lý portfolio chỉ 10 dự án nó sẽ khác với khi anh em đầu tư cả hơn vài chục dự án, thời gian đâu mà quản lý và xử lý hết được.

Nhưng tốt nhất theo bản thân cá nhân mình, nếu vòng quay vốn càng nhanh thì nên đi risk càng ít lại (vì phải đánh nhiều lệnh mới có lãi), ví dụ đánh future đòn bẩy to thì có thể chỉ nên risk 2-3% tài khoản, còn đánh spot hold low cap chỉ nên risk tối đa 5-10% tài khoản. Quan trọng đi vốn làm sao đó nếu mất thì không bị ảnh hưởng nhiều tới tâm lý.

## **Xác định volume giao dịch**

Một phương pháp tham khảo để giúp anh em xác định được tổng volume mình nên chơi là CPR model (Capital – Postion – Risk)
* Position = Capital/Risk (P = C/R)

Lấy đơn giản một ví dụ sau:

Lệnh trade đó nếu anh em muốn long ETH ở giá $1500, nhưng nếu nó tụt về $1300 đô thì lệnh đó gãy, phải stoploss → Risk mỗi một ETH là $200

Vốn trade của anh em là $10,000 và anh em chỉ muốn rủi ro mỗi lệnh trade là 2% cho tổng vốn → C = $200

→ tổng vol một lệnh trade (P) của anh em sẽ = C/R = 200/200 = 1 ETH

Lệnh long ETH tại giá $1500, anh em chỉ nên đi vol 1 ETH (vol 15% tài khoản). Có thể kết hợp đòn bẩy nhưng tổng volume vẫn phải = 1 ETH. Vd chơi x2, thì xài vốn ban đầu 0.5 ETH

Nếu cán stoploss thì anh em sẽ mất $200 = 2% tổng vốn. Khi Tp, thì phải = R x lần, risk $200u những phải ăn được $400 hoặc $600 tùy thuộc từng điều kiện

Nếu điều đó không khả thi thì lệnh đó phải được hủy bỏ ngay từ ban đầu.

Điều này có thể áp dụng tương tự với việc hold bởi vì bản chất hold cũng là như trade vậy, chỉ có là chúng ta đang cutloss = -100% tài khoản và thả take profit vô cực.

Ví dụ như con BNB muốn hold dài hạn, và trên anh em chỉ dám risk 2% tổng vốn, thì chỉ mua spot hold dài hạn nó 200 đô. Mất thì thôi, nhưng tương lai uptrend phải x5 x10 chẳng hạn.

Hi vọng thông qua bài viết dưới đây, anh em đã có thể có thêm thông tin và góc nhìn để để quản trị rủi ro tốt hơn trong quá trình đầu tư của mình. Quản trị rủi ro là một vấn đề lớn và anh em sẽ cần phải đánh giá nó hàng tháng để có thể đi lâu dài với thị trường.

Nguồn: Ryan Và Những Người Bạn – Alan Nguyễn

Bạn thích bài này chứ?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận