PHÂN TÍCH DỰ ÁN CELESTIA

**Hello anh em, anh em có nhận được airdrop khủng từ Celestia không? Mình thì không vì mình không có làm, hôm nay team research CPC chúng mình xin gửi mọi người bài viết phân tích về dự án Celestia mới toanh này nhé!!!
————-
Bài viết sẽ gồm 4 nội dung bao gồm:
**1. Phân tích cơ bản
2. Giới thiệu
3. Phân tích đường giá khi list sàn
4. Kết luận
**—————————
**1. Phân tích cơ bản
**Token: **TIA**

Market Cap: *Chưa có thông tin cụ thể, team sẽ cập nhật sau*

FDV: *Chưa có thông tin cụ thể, team sẽ cập nhật sau*

Cung lưu thông: **250 M** (chiếm 25%)

Tổng cung: **1 B**

**Chất xúc tác & Định giá token**
* Vừa qua Celestia công bố Airdrop **60 M** token $TIA cho hơn 7.500 developers và hơn 576.000 địa chỉ ví nhận được airdrop, dự kiến sắp tới sẽ có nhiều sàn list Celestia và kéo người chơi fomo trở lại thị trường.
* Được Binance Lab, Jump và Conbase đầu tư ở các vòng Seed và Series A&B với tổng số tiền gọi vốn được **$56 M** cùng với mức định giá **$1 B.
**

**2. Giới Thiệu**

Celestia là một Modular Blockchain Layer 1 đầu tiên cho phép các ứng dụng khi tích hợp kiến trúc của Celestia dễ dàng mở rộng và phát triển nhờ việc tách biệt các kiến trúc xử lý dữ liệu và cơ chế đồng thuận trên blockchain, điều này sẽ giúp Celestia cải thiện tốc độ hệ thống và dễ dàng mở rộng về sau.
*Để hiểu hơn về Celestia thì mình sẽ giải thích Modular Blockchain là gì và tại sao mô hình này lại có lợi hơn so với các mô hình truyền thống khác như Monolithic.*

Đầu tiên mọi người nên biết đó là khi thực hiện một tác vụ giao dịch liên quan đến Blockchain như *Swap, Transfer, Trading, Staking*… thì được xử lý thông qua quá trình như sau:
* ***Execution***: đây là quá trình bắt đầu thực hiện các giao dịch phía trên
* ***Settlement***: quá trình xác minh và xử lý các vấn đề tranh chấp nếu có
* ***Consensus***: đây là quá trình đảm bảo các node trong hệ thống đồng thuận với nhau và đảm bảo giao dịch không bị thay đổi trong hệ thống. Thường thì cơ chế đồng thuận ít nhất phải đạt trên 50% trên tổng 100% thì mới xác nhận là hợp lệ. Các cơ chế đồng thuận phổ biến như PoW, PoS…
* ***Data Availability***: quá trình đảm bảo tất cả chuỗi khối có thể truy cập vào tất cả dữ liệu trên blockchain, đây cũng là một trong những quá trình quan trọng trong việc bảo mật Blockchain.

Hầu hết các blockchain hiện tại đều được thiết kế theo mô hình ***Monolithic*** ***chain***, đây là mô hình theo kiểu nguyên khối và tất cả các quá trình xử lý như phía trên cho một giao dịch sẽ được thực hiện trong mô hình này. Điều này dẫn tới quá trình xử lý sẽ bị chậm lại bởi vì chính bản thân Monolithic nó sẽ đảm nhận làm hết tất cả nhiệm vụ từ đầu đến cuối, đó là chưa kể một vài giới hạn cho các DApp khi xây dựng trên các Monolithic blockchain như:
* Các DApp này không thể xây dựng ý tưởng theo những gì mình muốn được, chia sẻ nguồn tài nguyên có thể bị giới hạn, các DApp này phải tuân thủ theo các điều kiện của chains mà họ phát triển.
* Phí có thể tăng cao dẫn tới nhiều DApp khó có khả năng đáp ứng.
* Yêu cầu phần cứng để vận hành Monolithic cao, do là Monolithic ôm tất cả công việc và làm 1 mình cho nên dẫn tới sẽ tăng số lượng transactions lên cao và tốn chi phí.

monolithic-generalist.webp

Theo như ảnh trên có thể thấy các quá trình thực hiện một giao dịch trong blockchain đều được thực hiện trong một mô hình (biểu thị cho tất cả đều cùng màu sắc với nhau).

*Vậy Modular Blockchain là gì và tại sao lại tối ưu hơn Monolithic truyền thống ?*

Modular Blockchain hiểu đơn giản là mô hình blockchain mà chỉ thực hiện một hoặc 2 nhiệm vụ trong cả quá trình xử lý, điều này trái ngược hoàn toàn với Monolithic đó là thực hiện toàn bộ công việc.
Tuy nhiên không vì vậy mà nghĩ Modular Blockchain chỉ làm ít công việc, mô hình này thiết kế với mục đích tách biệt các quá trình xử lý trong hệ thống blockchain một cách độc lập và dễ dàng mở rộng về sau. Điều này cũng giúp cho các hệ sinh thái khác dễ dàng tích hợp Modular Blockchain vào hệ thống và thỏa sức sáng tạo theo nhiều kiểu khác nhau.
Mô hình Modular Blockchain cũng giống như các mảnh ghép khi chơi Lego, chúng ta có thể dễ dàng kết hợp các mảnh ghép này lại để tạo ra nhiều mô hình khác nhau dựa theo ý tưởng. Giống như có thể sử dụng Modular Blockchain để tạo ra nhiều tech stack riêng biệt dành cho các Blockchain khác nhau.

*Vậy Celestia giải quyết vấn đề gì? Đầu tiên chúng ta phải hiểu quá trình Data Availability diễn ra như thế nào ở blockchain.*

Data Availability là quá trình xác thực dữ liệu khi một chuỗi khối mới được sinh ra trong Blockchain, các node xác thực sẽ cố gắng cập nhật dữ liệu mới nhất liên quan đến tất cả các transactions của chuỗi khối này nhằm mục đích xác thực. Nếu node cập nhật các transactions thành công thì xem như là dữ liệu được xác thực ok.
Trong trường hợp các dữ liệu transactions này không thể cập nhật và xác thực dữ liệu, điều này dẫn tới nhiều mối nguy hại tiềm ẩn, các hackers dễ dàng tấn công lợi dụng lỗ hổng này.

Celestia giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý dữ liệu trong hệ thống blockchain, cụ thể ở đây là quá trình Data Availability (DA). Celestia cung cấp các giải pháp giúp dễ dàng mở rộng và cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến Data Availability hay gặp phải như tình trạng như trên.

Celestia cung cấp giải pháp gọi là Data Availability Sampling (DAS), cho phép mở rộng và tăng các chuỗi khối trong blockchain dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung hoàn toàn.

Bởi vì Celestia là kiến trúc Modular cho nên nó hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ lập trình và các máy ảo biên dịch khác nhau, điều này giúp cho các developers dễ dàng phát triển mà không sợ phải tiếp cận cái mới.

Đọc thêm chi tiết về vấn đề Data Availability hay gặp phải ***[tại đây](https://coinmarketcap.com/academy/article/what-is-data-availability)
*Celestia Ecosystem
**Mặc dù chưa có nhiều DApp phát triển trên hệ sinh thái của Celestia nhưng nhìn chung có thể thấy rằng hầu hết đã đủ các mảnh ghép của một hệ sinh thái bao gồm Infrastructure, DEFI, CrossChain, Wallet, Gaming…
**Active Platform**

Để đánh giá team Celestia làm việc như thế nào thì chúng ta phải ngó qua các dự án của họ đang thực hiện, điều này sẽ giúp mọi người kiểm tra xem là dự án đó có đang thực hiện đúng như những gì họ đã nói hay là không.
Đầu tiên là mình xem qua tổng quan các dự án chính của team Celestia, theo kinh nghiệm thì để cần hoạt động hệ sinh thái Celestia chắc chắn là không thể thiếu các dự án liên quan đến node, core và DApp, mình sẽ tập trung vào những hoạt động của các dự án này.

Theo như quan sát các version release của các dự án này thì mình thấy được rằng team Celestia đều release version mới đều đặn trung bình mỗi tuần, các bản cập nhật có khá nhiều vấn đề được cải thiện và giải quyết
⇒ ***Đây chứng tỏ team dự án hoạt động khá mạnh ở thời điểm hiện tại.***

Xem chi tiết các lịch release của các dự án tại đây:
* celestia-node: [https://github.com/celestiaorg/celestia-node/releases](https://github.com/celestiaorg/celestia-node/releases)
* celestia-core: [https://github.com/celestiaorg/celestia-core/releases](https://github.com/celestiaorg/celestia-core/releases)
* celestia-app: [https://github.com/celestiaorg/celestia-app/releases](https://github.com/celestiaorg/celestia-app/releases)

Tất nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc độ cống hiến của các dev ở Celestia khá tích cực, thể hiện qua các Profile của từng developers tại Celestia.
Ngoài ra developers tại Celestia họ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong phát triển phần mềm ở các công ty lớn truyền thống như Facebook, Oracle và các dự án khác như Ethereum, Arbitrum…

***Profile cùa dev tại Celestia khá uy tín và dày dặn kinh nghiệm***

**Team và Backers
-**Ismail Khoffi hiện tại đang là Co-Founder và CTO tại Celestia, anh là một trong những founders đời đầu của Celestia. Tốt nghiệp loại xuất sắc tại đại học Bonn University với chuyên ngành Toán Tin.
-Nick White hiện tại đang giữ chức vụ Chief Operating Oficer tại Celestia, mặc dù chỉ mới tham gia Celestia được hơn 2 năm nhưng Nick có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển phần mềm đặc biệt trong lĩnh vực AI. Nick tốt nghiệp tại đại học Stanford University và quyết định học lên master tại Stanford.
-Mustafa AI-Bassam là Co-founder và CEO tại Celestia, anh cũng là thành viên đời đầu tại Celestia được thành lập, Mustafa có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và nghiên cứu ở lĩnh vực phát triển phần mềm.
**Tokenomics
**Nhìn vào tokenomics có thể thấy được rằng số lượng token $TIA dành cho team dự án chiếm khoảng ***57%*** bao gồm các mục *Future Initiatives, R&D Ecosystem, Initial Core*

Trong đó số lượng $TIA dành cho backers và investors các vòng series chiếm ***35.6%***

Token dành cho airdrop và testnet chiếm ***7.4%
*Token Release Schedule
** Dựa vào lịch release thì khi token $TIA được list có đến 250 M số lượng lưu thông ngoài thị trường (chiếm 25% trong tổng cung).

Trong số 250M token lưu thông này thì chỉ có 74M token nằm trong tay users nhận Airdrop, còn lại là của team dự án nắm giữ 176M token. Chúng ta dễ dàng nhận thấy team dự án sẽ có ý định xả số lượng token này sau khi list sàn, tuy nhiên để tiêu hủy được số lượng như vậy thì cần phải có thanh khoản đủ lớn ⇒ Chắc chắn là họ không thể nào xả ngay lúc list sàn vì lúc này lượng thanh khoản chưa đủ và dễ gây vỡ chart giảm giá sâu.

Dự đoán sau khi list sàn sẽ có lực xả giảm giá đến từ vị trí users nhận Airdrop, sau đó team dự án và MM sẽ gom hàng lại và dò chart để đẩy giá lấy thanh khoản xả nốt số lượng lớn họ đang nắm giữ ⇒ Quy trình dump pumb.

Tuy nhiên mình cảm dự án thiết kế lịch unlock token có vẻ không fair cho lắm khi mà cho các investors đầu tư ở các vòng Seed Round và Series A&B đều mở khóa giống nhau bắt đầu từ năm thứ 2, thông thường thì các vòng đầu tư càng sớm thì họ sẽ nhận token trễ hơn so với các vòng đầu tư sau này bởi vì các vòng đầu tư sớm như Seed Round giá sẽ rẻ hơn nhiều. Dự kiến bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi lịch unlock cho các nhà đầu tư khá nhiều ⇒ Khó đẩy giá được ở giai đoạn này
**Token Usecase**
* Sử dụng token $TIA làm phí gas trong hệ sinh thái của Celestia, đồng thời sử dụng $TIA cho việc trả phí cho quá trình xác nhận dữ liệu ở Data Availability.
* Token $TIA được sử dụng để vote trong hệ quản trị DAO và các proposal ở Celestia.
* Có cơ chế giảm lạm phát token mỗi năm 10% dựa theo con số lạm phát 8% năm đầu tiên. Ví dụ năm đầu tiên lạm phát 8%, bắt đầu từ năm thứ 2 thì giảm 10% dựa trên con số 8% này.
* Tham gia các pool của Celestia có cơ hội nhận về 2% phần thưởng cho mỗi lần giao dịch trong pool.

***Roadmap của dự án***

Chưa có thông tin cụ thể về Roadmap của Celestia, tuy nhiên các thông báo về tiến độ làm việc và cập nhật các report và event quan trọng đều được cập nhật ở Blog Celestia.

Xem Blog Celestia ***[tại đây](https://blog.celestia.org/)
*3. Phân tích đường giá khi list sàn
**Khả năng cao khi list sàn $TIA sẽ có cú giảm mạnh đến từ users nhận Airdrop, sau khi team dự án và MM gom hàng thì sẽ có đợt pumb giá lấy thanh khoản và cho team dự án xả.

*** Không nên mua khi list sàn, chờ đợi giá giảm và sideway thì mua lại canh ăn theo sóng 1.
*4. Kết luận**

**Ưu điểm**
* Là blockchain Layer 1 với kiến trúc Modular đầu tiên được áp dụng, được Binance Lab, Jump và Conbase đầu tư
* Team dev background mạnh và uy tín, đã từng làm qua nhiều công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Oracle, Ethereum, Arbitrum.
* Hệ sinh thái đa số đầy đủ các mảnh ghép bao gồm Infrastructure, Defi, Gaming…
* Có cơ chế giảm lạm phát token mỗi năm.

**Nhược điểm**
* Team dự án thiết kế lịch release token cho các investors đầu tư sớm chưa hợp lý, khả năng cao dự án bị xả dài hạn bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi.
* Chưa cập nhật roadmap rõ ràng cho người dùng.




Nguồn: CPC Capital

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận