HomeKiếm tiền CryptoTin CryptoNhững lỗi phổ biến khi tham gia thị trường crypto và cách...

Những lỗi phổ biến khi tham gia thị trường crypto và cách khắc phục

## **I, Sai lầm thường gặp**

**1. Không phân biệt được mình là Trader hay Holder**

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây lại là những lỗi phổ biến nhất trong nhóm những người mới gặp phải. Hay là không biết lúc nào nên hold, lúc nào nên trade (Mặc dù ai ai cũng hiểu rõ hai khái niệm đơn giản này🥲) Trader thì kiếm tiền trong ngắn hạn và holder thì ngược lại. Tuy nhiên, khi bước vào thị trường họ lại thường xuyên nhầm lẫn và không tuân theo một chiến lược nhất quán nào cả. Ví dụ bạn tham gia thị trường này và bạn định hold BTC cho đến mùa uptrend sau bán, nhưng thị trường thì đâu có tăng một mạch! Nó sẽ có những đợt dump giá mạnh làm bạn tưởng chừng cả thị trường này sẽ sập và không hồi phục nữa và bạn nhanh chóng cắt lỗ. Sau đó giá phục hồi thì thì lại mua ở giá cao và dẫn tới đu đỉnh.

**2. Mua bán theo cảm tính
**Sỡ dĩ có mua bán theo cảm tính bởi vì có ***tâm lý làm giàu nhanh*** và kiếm tiền chớp nhoáng, dẫn đến không nghiên cứu kỹ dự án đó, họ không có sự phân tích mua bán mà chỉ đơn giản là thấy cảm giá nó có lời nên mua. Ngoài ra, việc mua bán theo cảm tính cũng là do họ ***nghe theo lời*** của KOLs này nọ, kênh “this” kênh “that”, mới đầu ăn được vài kèo xong đến lúc all in thì lại thua lỗ. Cuối cùng, việc mua bán theo cảm tính là do dựa trên các trang thông tin ***chưa được kiểm chứng***, có thể mọi người biết điều này truyền thông được nhà cái điều hướng theo hướng có lợi cho họ. Nếu như bạn không xác thực lại nó trước khi tiến hành giao dịch, rất có thể bạn đã rơi vào “bẫy” và khiến mình có thể bị mất tiền.

**3. “Bỏ hết trứng vào một giỏ”**

Thông thường, các NĐT với số vốn và kiến thức còn sơ khởi, họ sẽ lựa chọn đi theo một dự án và hi vọng đổi đời từ nó. Điều này sẽ mang lại cho họ sự tập trung nhưng ngược lại cũng khiến cho sự rủi ro tăng thêm. Sẽ ra sao nếu như không may dự án đó họ theo là một dự án scam? Chắc chắn là không những không được gì mà còn mất toàn bộ số vốn, thời gian mình bỏ ra.

Tất nhiên là mình cũng không khuyến khích bạn nên phân bổ ra quá nhiều dự án khác nhau. Bản thân bạn cũng sẽ không đủ vốn và nguồn lực để có thể theo sát được toàn bộ các dự án. Với một NĐT, việc quản lý một danh mục đầu tư từ **3 – 5 dự án **sẽ là một con số hợp lý. Hãy xem liệu rằng bạn có đang quản lý nhiều hơn so với con số gợi ý này không nhé😉

Lợi thế của những NĐT mới là sự hưng phấn, nhưng nhược điểm của nó lại là vấn đề kiến thức và trải nghiệm. Liệu rằng các NĐT lâu năm hơn họ có bị mắc các lỗi tương tự như vậy hay không? Phần tiếp theo trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

**4. Nghĩ rằng thị trường crypto cũng “*GIỐNG”* như các thị trường khác
**Nhiều người sẽ nghĩ bản chất cuối cùng của thị trường Crypto cũng đều là một thị trường tài chính. Vậy nên nó sẽ diễn biến tương tự như các thị trường khác như Chứng khoán hay Vàng. Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Tại sao? Bản chất của thị trường Crypto cũng có những nét tương đồng với các thị trường tài chính khác. Tuy nhiên, nó không phải giống nhau hoàn toàn. Thị trường Crypto luôn có những đặc điểm riêng của nó. Một số điểm khác biệt có thể kể đến là: Tính thanh khoản, Mức độ biến động, Quy định về pháp lý, Mức độ tiếp cận,…

**5. Không quản trị rủi ro**

Rủi ro là những sự kiện xảy ra trong tương lai. Bởi vậy nhà đầu tư thường cảm thấy khó kiểm soát rủi ro, thậm chí bỏ qua nó và hậu quả là nhận về những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, rủi ro lại là một phần của đầu tư và việc không quản trị rủi ro thường gây ra những hậu quả đáng tiếc. Sau đây là 2 sai lầm mà các nhà đầu tư mới hay phạm phải.
* ***Thứ nhất:* Dồn tiền vào một dự án (all in)**

Trong đầu tư Crypto, những quyết định như bỏ hết trứng vào một giỏ hay tất tay cho dự án nào đó chính là một trong các biểu hiện của việc thiếu quản trị rủi ro. Có một thực tế là thị trường này ***quá biến động***. Ngay cả trong giai đoạn tăng mạnh, Crypto vẫn có những thời điểm điều chỉnh ngắn hạn. Khi bạn dồn hết tiền vào một dự án thì rủi ro bạn có thể gặp là:

+) Khi giá coin giảm, bạn sẽ bị thua lỗ ít nhất là trên giấy tờ, dẫn tới tâm lý bạn sẽ bị ảnh hưởng.

+) Bạn sẽ không còn vốn để tiếp tục mua thêm token nếu đó là token tốt.

⇒ Việc bạn đánh cược toàn bộ số tiền của mình theo kiểu “được ăn cả, ngã về không” vào một dự án là thật sự giống đánh bạc hơn.
* ***Thứ hai: *Không bảo vệ thành quả**

Cá nhân mình thấy, đối với thị trường này GIỮ TIỀN khó hơn kiếm tiền rất nhiều. Trong quá trình đầu tư, khi đã kiếm được lợi nhuận thì ta phải nghĩ đến cách giữ lợi nhuận của mình. Đừng quá chạy theo thị trường! Bạn có thể gặp may mắn trong đầu tư Crypto khi biến số vốn từ 1.000 USD lên 10.000 USD chỉ trong vài tháng thậm chí vài ngày. Tuy nhiên, làm gì có ai may mắn được mãi nếu bạn không có kiến thức và chịu không bảo vệ thành quả của mình mà tiếp tục chạy theo thị trường thì có thể sau này bạn sẽ mất tất cả những gì mình đã tích lũy được trước đó, không chỉ tiền bạc mà còn là thời gian và công sức.

**6. Không hiểu cách thị trường crypto vận hành**

Giả sử bạn chưa từng có chút kiến thức về các mùa trong Crypto. Bạn bước chân vào thị trường đúng mùa sôi động và nhìn tất cả các khoản đầu tư “trên giấy” của mình tăng vọt. Bạn phấn khích cho rằng sự mình tài giỏi và không mảy may chốt lời để bảo toàn số lãi mà mình có. Thật chẳng may, niềm vui chẳng tày ngang. Mùa đông bắt đầu sang và bạn nhìn tài khoản của mình giảm dần nhưng vẫn nuôi hy vọng thị trường sẽ hồi phục. Nhưng không, mùa đông khắc nghiệt chợt đến vào lúc bạn ít mong đợi nhất. Đó là lúc bạn chứng kiến tài sản của mình “rơi rụng” và bắt đầu lâm vào trạng thái hoảng loạn. Bạn chấp nhận lỗ, cố gắng bán tống, bán tháo các khoản đầu tư của mình càng nhanh càng tốt và nguyền rủa cái thị trường này.

**7. Không trau dồi kiến thức mỗi ngày**

Có thể khi vừa mới tìm hiểu crypto, bạn rất hăng say học hỏi, vì khi đó bạn như một tờ giấy trắng. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, bạn cảm thấy mình đã biết đủ nhiều dừng việc trau dồi kiến thức hoặc bạn chán nản. Nhưng trong một thế giới số thay đổi chóng mặt như hiện tại, bạn không tự trau dồi thì sẽ trở nên tụt hậu. Và điều đó càng đúng với thị trường tiền điện tử khi những diễn biến trong thị trường này luôn diễn ra vô cùng nhanh chóng. Hay trend này trend kia đến liên tục, dòng tiền liên tục dịch chuyển. Dĩ nhiên là ở lĩnh nào cũng vậy, không có kiến thức thì đừng mong giữ nổi tiền chứ đừng nói là kiếm. Việc không trau dồi kiến thức trong thị trường crypto sẽ khiến bạn đưa ra các quyết định sai lầm. Ví dụ như một người bạn của mình đã DCA GMT =))
## **II, Những mẹo giúp cải thiện khả năng khi đầu tư trong thị trường crypto**

**1, Đa dạng hóa danh mục đầu tư**

Chúng ta nên đa dạng hóa danh mục thay vì bỏ hết trứng vào cùng một giỏ. Tuy nhiên, không có nghĩa là đầu tư dàn trải kiểu dự án nào cũng mua. Theo mình, một danh mục đầu tư phù hợp với đại đa số mọi người sẽ là từ 3 – 5 dự án là phù hợp. Nếu nhiều hơn, bạn hãy chắc chắn mình có đủ thời gian và nguồn lực để quản lý và theo dõi nó hiệu quả nhé😉

**2. Có kế hoạch phân bổ và quản lý vốn hiệu quả**

Cho dù bạn là người mới hay lâu năm, bạn cũng nên thực hiện công việc này. Trade Coin cũng giống như kinh doanh, bạn cần phải có chiến lược, quản lý và phân bổ dòng tiền phù hợp. Bạn sẽ cần điều chỉnh kế hoạch đó liên tục trong quá trình giao dịch.

**3. DCA**

Do hầu hết chúng ta đều có số vốn mức nhỏ và trung bình nên thường ta sẽ mua một cục luôn. Tuy nhiên nhà đầu tư có kinh nghiệm thì không làm vậy, do vốn lớn nên họ ưu tiên bảo toàn vốn họ mua ở nhiều điểm và bán cũng bán ở nhiều điểm.

**4. Đặt rõ mục tiêu đầu tư như điểm chốt lời**

Hãy nhớ rõ mục tiêu của đầu tư là lợi nhuận. Do đó, nếu bạn là “tay non” trong thị trường này, hãy đặt mức chốt lời đừng quá cao. Và khi bạn đã đạt được đến mục tiêu đó, hãy mạnh dạn chốt lời thay vì do dự như trước đây. Bạn có thể chốt lời ở nhiều giai đoạn khác nhau khi thấy có lãi chứ không nhất thiết ở một thời điểm. Cách tốt nhất là bạn nên rút dần phần gốc để bảo toàn vốn, phần lãi còn lại sẽ thực hiện đầu tư để sinh lời thêm.

**5. Đầu tư bằng tiền nhàn rỗi và có thể mất**

Hãy đầu tư với khoản tiền có thể chấp nhận mất mà không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống nếu như chẳng may việc đầu tư thua lỗ. Tâm lý trong giao dịch rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến các quyết định của bạn khi lúc nào bạn cũng nghĩ đến việc sẽ bị mất khoản tiền đó.

**6. Biết lúc nào nên hold, lúc nào nên trade**

Chúng ta có thể lựa chọn trở thành Trader hoặc Holder hoặc thậm chí cả hai tùy vào từng thời điểm. Tuy nhiên, quan trọng là bạn cần phải giao dịch và hoạt động nhất quán với chiến lược đó. Ví dụ trong downtrend thì ưu tiên trade và không hold, còn trong uptrend thì nên hold gồng lời lâu chứ đừng nhảy ra nhảy vào.

**7. Nên có nhật ký theo dõi giao dịch**

Nhật ký giao dịch sẽ giúp bạn có thể giải quyết vấn đề cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn. Nghe có vẻ nó khá cơ bản nhưng đây lại là những cách rất hiệu quả. Đáng tiếc là nhiều người lại không hề chú ý đến nó vì sự rườm rà phức tạp. Để rồi khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ không biết được mình sai ở đâu và cần cải thiện như thế nào. Hãy ghi chép lại chi tiết các giao dịch của bạn, lý do nào khiến bạn đưa ra quyết định đó,… Hãy điều chỉnh những hành động mà bạn thấy nó có yếu tố cảm tính dẫn đến đưa ra các quyết định sai khi giao dịch. Việc lặp lại điều này liên tục sẽ khiến bạn kiểm soát tốt hơn các thời điểm ra/vào lệnh khi giao dịch.

**8. Đừng đầu tư vào những gì không hiểu rõ**

Không đầu tư vào những dự án mà bạn không hiểu gì về nó. Mình biết là đa số mọi người đều nghe KOLs call kèo rồi vào mua luôn chứ không tìm hiểu về nó. Hai là đầu tư chưa kiểm chứng lại thông tin, càng ngày có rất nhiều nguồn tin trên Internet về lĩnh vực này. Nó có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Để không bị những tin tức đó tác động xấu đến việc giao dịch, hãy xác minh lại độ chính xác của nó. Đừng chỉ lắng nghe và tin tưởng một chiều.

**9. Liên tục cập nhật thông tin**

Thị trường Crypto hoạt động 24/7 không có ngày nghỉ như chứng khoán, vì thế để có thể theo sát thị trường bằng thì hãy cập nhật liên tục các tin tức mới nhất liên quan đến nó. Thường thì trên Twitter có hết đấy ạ!!

Nguồn: Ryan Và Những Người Bạn – Rb Nguyen

Rate this post

Bài mới nhất

Nên đọc