Nếu như ngày trước bị dính án phạt từ Google thì website đó cần rất nhiều thời gian để phục hồi hoặc là đợi đến bản cập nhật tiếp theo.
Còn giờ đây update gần như là realtime, liên tục và thường xuyên đến mức Google nói là sẽ nghỉ thông báo định kỳ về các bản cập nhật core mới.
Điều này có nghĩa là chỉ cần chúng ta cải thiện được những sai lầm thì chúng ta sẽ nhanh chóng quay trở lại cuộc đua trên Serps. Với những website đã bị phạt ở tháng trước sẽ được review lại ở tháng này, làm tốt thì về bờ, không làm tốt thì tiếp tục ra đảo.
Dưới đây là những chú ý của mình dành cho anh em đang không biết phải “audit” lại cái gì:
– Thứ nhất: tập trung vào content, phân tích xem nội dung nào đang đi lạc chủ đề tổng thể của site, nội dung nào đang chưa tạo ra “nhiều hơn” giá trị so với các website khác, nội dung nào có hình ảnh mà đã tồn tại ở nơi khác, nội dung nào mà dài nhưng lại chỉ có dài chủ đề bên trong đó, nội dung nào đang đi link vô tội vạ, link tự thân link nhốt bot gì gì đó thì bỏ đi,… Và còn nhiều nhiều nữa, anh em có thể đọc lại guideline về đánh giá chất lượng tìm kiếm để biến mình thành 1 người review website để từ đó biết website của mình có đạt hay chưa.
– Thứ hai: tập trung vào backlink, phân tích xem backlink hiện tại nó có đang là spam hay không, spam ở đây là cách làm bắn link từ hàng trăm hàng ngàn social, forum về nhưng những trang đó lại không có ai ngó đến, không index, không tạo giá trị cho chính những trang kia. Dừng việc triển khai simulation cho từng bài viết nếu bạn không biết policy của từng nền tảng, follow theo câu nói này “hãy để chuyên gia làm việc của họ”. Ngoài ra, giai đoạn này cần hệ thống lại mindset đi link, cách làm entity,… Entity không phải là đi mua 300, 500 hay 1000 link social, đó là tạo rác profile, làm entity thực sự thì phải để Google hiểu mình là ai, mình làm cái gì, chuyên môn ra sao, có những tài liệu, công trình nghiên cứu gì,… (Nếu cần thì mình có khoá coaching 1-1 về cách triển khai Google Knowledge Graph).
– Thứ 3: tập trung vào technical, technical SEO không chỉ dừng lại ở việc fix lỗi mà screaming frog liệt kê ra hay tốc độ tải trang xanh xanh đỏ đỏ, nó còn là việc phải hiểu cách setup từng thẻ html, cách kiểm soát bot đọc file JavaScript, cách triển khai internal link trên trang để nó mang lại giá trị cao nhất, có rất nhiều dạng internal link khác nhau cùng tồn tại trên một website như S-Nodes, C-Nodes, I-Nodes,… cho nên cần phải biết cái nào giá trị ra làm sao. Bên cạnh đó technical còn đòi hỏi là phải kiểm tra về khả năng thu thập dữ liệu của Google đối với website, xem website của mình được Google cho bao nhiêu ngân sách để còn biết đường mà tiết kiệm cho bot, một website mới ra mắt mà đăng 100, 200 bài content thì đào đâu ra đủ ngân sách mà crawl hết.
– Thứ 4: tập trung vào người dùng, phần này mình để cuối cùng vì nhiều anh em đã và đang chưa biết chân dung người dùng của mình là ai nên rất khó để optimize cho đúng đối tượng được, việc cải thiện những cái trên trước mắt sẽ giúp website có thiện cảm với Google từ đó kéo theo lượng người dùng ban đầu, khi đã có người dùng thì lúc đó mới là lúc tối ưu cho họ trải nghiệm tốt nhất, đừng thần thánh quá về content cho người dùng mà phải là content “giữ chân” được người dùng, ông nào cũng có thể đúng về nội dung mà mình tạo ra nhưng sẽ không ông nào chắc chắn được là nội dung đó có khiến khách hàng hàng lòng hay không. Chỉ khi đào sâu vào mong muốn của người dùng thì mới có thể làm họ “hài lòng”.
Tới đây thì lười viết quá ròi, hẹn anh em vào một bài khác.
#nghienseo #duclemarketing #seo
Nguồn: Đức Lê