## I. Động Lực Xây Framework
Áp dụng framework gì để ăn nằm với crypto bền hơn, nói chung là mỗi người một bài học thực tế, có nhiều ông kỹ hơn thì ghi chép lại làm reminder. Nhiều ông thì chơi nhiều thành quen, kiểu này thì là dạng rèn rũa mới có sense được, vì thường thì cái lỗi sai hay bị lặp lại nhiều lần, tạo ra cái vòng xoáy sai → hối hận → lặp lại. Cái hay ở chỗ, chơi đi chơi lại mà vẫn cứ sai mới bắt đầu hiểu có một lỗi là tham lam quá mà cứ sai hoài. Cách duy nhất là cẩn thận, có nguyên tắc chơi và chơi theo đúng kỷ luật, điều này ai cũng nói nhưng người làm được rất ít. Ông nào chơi thật thì dần dần hiểu game, hiểu càng sâu thì càng có xu hướng im lặng quan sát, thực hiện.
1
Bài này là ghi chú để mình tự nhắc bản thân ngừng chơi theo cảm hứng, có trách nhiệm với mỗi lần mua. Từ khi vào market đến đầu năm nay, 80% kèo trade của mình là thua. Đấy là bỏ được cái tật nhòm kèo người khác rồi mà. Nhưng nhận ra vấn đề lớn nhất là: **Chơi theo cảm hứng – không có framework!**
Nói chung chỉ biết mua đua, không biết cách chốt lời. Trước đây mình chỉ chốt lời khi nào mình muốn. Giá tăng thì nghĩ tăng nữa, giá giảm thì vẫn thờ ơ giữ hàng. Mà 90% giá nó sập nát bét, nhiều kèo DEX nó còn về 0 luôn. Nhiều ông học lỏm cứ nói kiên nhẫn, nhưng chọn đã sai rồi còn kiên nhẫn thì toang hẳn, không cứu nổi.
Còn thở còn gỡ, nhưng phải khôn ra. Bắt đầu trend mấy con bot thì càng khó nhai cho trader bình thường. Mấy con bot nó hoạt động đơn giản theo cấu trúc “Nếu X… Thì Y” thế mà tỉ lệ thắng của nó toàn 60 – 70%, trong khi mình oánh 90% thua. Mọi người nhận ra vấn đề ở đây không.
Cho nên mình phải học nó, hãy tưởng tượng mọi người triển khai một bộ quy tắc “**nếu / thì**” đơn giản như con bot thì kết quả ra sao?
> Ví dụ thế này: “Nếu token tăng gấp đôi, tôi sẽ chốt lời một nửa thành USDT. Tôi sẽ để phần còn lại tiếp tục cho đến khi nó tăng gấp 5. Sau đó, tôi sẽ chốt lời tiếp một nửa thành USDC. Nếu giảm hơn -20%, tôi sẽ cắt lỗ và chờ cơ hội tốt hơn.”
Nghe hợp lý hơn, bây giờ bước quan trọng là làm thế nào để não nó làm theo, bắt đầu nghĩ về DeFi như là một tập hợp các câu lệnh “**nếu / thì**”. Bây giờ build cho riêng mình một hệ thống quy tắc.
* Cách phân tích dự án theo một hệ thống.
* Cách tìm ra gems theo một hệ thống.
* Cách xây dựng danh mục của mình theo một hệ thống.
Đây là cách mình bắt đầu phát triển khung nguyên tắc đầu tư cá nhân. Bắt đầu theo kế hoạch để nhìn thấy kết quả của mình. Sau đó kinh nghiệm + học hỏi sẽ dẫn mọi người đến việc phát triển các hệ thống phù hợp cho việc đầu tư tối ưu hơn. Mà cái đoạn này chỉ có ông nào làm thật, trầy trật thật mới có động lực làm, còn đọc mà chưa thấm thì khó lắm, phải vật lộn thêm và hối hận thêm.
Ai cũng đã từng nghe về catalysts, tokenomics và xây dựng portfolio trước đây rồi. Nhưng tụi này chỉ là thành phần và mọi người chỉ đi nghe, đi đọc của người khác, có khi tác giả chỉ làm content tổng hợp thôi nên không có độ cập nhật với thị trường cao. Để tạo ra món ăn ngon mà độc đáo, chef phải hiểu cách các thành phần kết hợp với nhau, phải tuân thủ một **công thức riêng**. Cách làm thì y hệt nhau, nhưng tuỳ vào đầu bếp chế biến thế nào mà nó có nét đặc trưng, ngon với mình thôi cũng là được rồi.
## II. Framework Đầu Tư Cá Nhân
> *Đây là một phiên bản **đơn giản hóa** tập trung vào nguyên tắc 80/20. Mình thiết kế để tư duy theo cách tổ chức, nhưng mà công thức của mình dùng nó dựa trên kinh nghiệm bản thân, có khi còn thiếu rất nhiều. Nên hãy sử dụng nó như những viên gạch đầu tiên và điều chỉnh nó theo **phong cách của bạn**.*
2
## **Giai đoạn 1: Tìm kèo**
Có hàng trăm dự án ra mắt mỗi ngày. Làm thế nào để tìm các dự án tốt ngay từ đầu? Và làm thế nào để hiểu chúng trước nhiều người khác?
Không có công thức cho mọi kèo, mà phương pháp mình dùng bao gồm:
3
* **Tools/Dashboard** – Mình sử dụng các dashboard như DeFiLlama, TokenTerminal, Dexscreener, Twitter và KOL network để tìm cơ hội/từ khoá. Tuỳ mọi người, tìm cho mình một bộ tools tối ưu, dùng thật mượt vào từ 1-3 cái cho mỗi mảng cần tập trung là ngon.
* **Theo dõi Onchain** – Cố gắng tìm các ví “smart money” và xem họ đang làm gì. Kiếm ví có lịch sử giao dịch tốt, trên DEX kèo lowcap thì có thể bắt đầu từ KOLs còn trên CEX khi toàn kèo largecap thì tập trung vào Market Maker vì tụi nó mới có đủ tiền tác động vào giá.
* **Catalysts** – Catalyst thể hiện các yếu tố mang tính tích cực, những dấu hiệu đã được xác minh (sự kiện hoặc roadmap), hoặc những từ khoá có thể trở thành xu hướng phát triển chung của một lĩnh vực. Trong Crypto thường gọi là bullish catalyst, có những catalyst lớn như Bitcoin Halving, Ethereum update, nhỏ hơn thì follow theo hệ sinh thái, xu hướng kể chuyện xoay quanh từ khoá gì thì đó là catalyst. Tìm Catalysts có dấu hiệu đẩy giá, có tác động tiềm năng cho mảng dự án hoặc cho market chung. Ví dụ, Ethereum đã trải qua sự kiện The Merge vào tháng 9 năm ngoái. Nâng cấp quan trọng tiếp theo là Shanghai hồi đầu năm nay, một đòn bẩy lớn cho giao thức Liquid Staking Derivative. Như vậy nếu mọi người vạch ra kế hoạch mua token của một giao thức mảng LSD trước đó thì sẽ mang lại lợi nhuận tốt.
* **Một số Influencers** – Không phải tất cả Influencer, tập trung vào một số đối tượng hiệu quả thôi. Influencers thuộc giai đoạn **tìm kèo **vì bản chất họ làm marketing, dự án tìm đến với họ là dự án rất sớm. Họ giúp mình chú ý đến một số token trước khi hiệu ứng marketing diễn ra mạnh. Không phải để mua theo kèo call của họ mà là để xem xét có dòng tiền mạnh tạo trend hay không.
*→ Giai đoạn này chỉ là khám phá các cơ hội tiềm năng. Hạn chế đầu tư quá sớm vào dự án mới khi chưa hiểu rủi ro.*
## **Giai đoạn 2: Đánh giá**
Đã tìm ra một dự án thú vị từ giai đoạn 1 rồi, giờ làm thế nào để kiểm duyệt dự án theo bộ lọc riêng của mình? Đây là quy trình để đánh giá liệu có phải gem xịn hay không.
Thực ra sẽ có rất nhiều yếu tố có thể đưa vào bộ lọc ở giai đoạn này, nhưng dưới đây là những yếu tố quan trọng và tối ưu nhất đối với bản thân mình.
4
* **Nhân vật** – Người sáng lập, team dev và các đối tác. Họ nổi tiếng vì điều gì? Họ thể hiện như thế nào? Cả 3 đối tượng này cần có mức độ đáng tin nhất định để bổ sung cho nhau.
Ví dụ: Nếu team anonymous thì Backer phải có tier ngon trở lên. Nếu doxxed thì founder là ai? Từng thực hiện vai trò gì, có dự án nào làm ngon chưa?
* **Sản phẩm** – Sản phẩm thực tế tốt đến đâu. Giao thức này giải quyết vấn đề gì? Nó so sánh thế nào với đối thủ?
* **Sự chú ý** – Token chỉ tăng giá nếu nhiều **người khác **bạn mua. Đôi khi các dự án đỉnh chóp vẫn lẹt đẹt vì họ không biết cách **thu hút sự chú ý**. Ghim vào đầu cái này nhé, giống memecoin là thể hiện rõ nhất cái vibe hút cộng đồng, tạo câu chuyện để truyền miệng nhau. Đôi khi yếu tố **nhân vật** có tác động nhiều đến **sự chú ý** của cộng đồng, như Vitalik của Ether hay Elon shill Doge vậy.
* **Tài chính / Tokenomics** – Giao thức tạo ra bao nhiêu phí? Token model như thế nào, có tích lũy giá trị không? **Phân chia lợi ích như thế nào** giữa team dự án và người tham gia?
Nhớ rằng đây là mình **áp dụng nguyên tắc 80/20** thôi, tối ưu lại theo hiệu quả tốt nhất. Cho nên dựa vào trải nghiệm riêng mà mọi người có thể thêm vào các yếu tố quan trọng khác.
*→ Bây giờ qua 2 giai đoạn sàng lọc, **bạn cảm thấy muốn mua nữa không?** thấy dự án tiềm năng nhiều nữa không? Nếu có thì đến giai đoạn quan trọng tiếp theo.*
## **Giai đoạn 3: Thực thi**
Nói ngắn gọn là không thể chỉ **đầu cơ** vào một token hay dự án mà lơ tơ mơ được. Chúng ta cần phải có một **kế hoạch** giống như mình đề cập tới công thức **nếu/thì** bên trên.
5
* **Điểm thiên vị** – Chúng ta là kẻ thù của chính mình, tự thân khi đầu tư như mấy ông vẫn nghe thực ra là kỹ năng và là **kỹ năng khó nhất**. Tạo một danh sách những điểm thiên vị mà mọi người dễ bị ảnh hưởng và tự kiểm tra. Đừng bỏ qua mấy thông tin đáng ngờ, tập trung vào cái xấu là cách mình tìm ra lỗ hổng trong chính đánh giá của mình. Nói ngắn gọn: **Xác minh FUD!**
* **Danh mục đầu tư / Rủi ro** – Xây danh mục đầu tư để đối trọng với rủi ro là lời khuyên kinh điển rồi. Bây giờ mà vẫn thích thì mua thì nhanh khóc, xây portfolio đàng hoàng, quan sát dài hạn hơn sẽ nhìn ra hiệu quả rõ rệt.
* **Quy tắc** – Theo đúng công thức **nếu/thì** để loại bỏ yếu tố cảm xúc. Các ông nhìn giá tăng thì thường phấn khích, rồi muốn nó tăng mãi; khi giảm thì lại chần chừ không quyết đoán. Cái này có nhiều công cụ để tự động hoá như dùng bot, hay trên CEX thì có limit order các loại. Nhưng tốt nhất là ghim trong đầu, lập trình công thức **nếu/thì** thông qua tự thực hành. Vì thực tế ông có dùng tools trời mà cảm xúc chi phối thì vẫn cứ là can thiệp được.
* **Theo dõi vị thế **- Đầu tư hay đầu cơ thì sau khi mở vị thế bạn phải có trách nhiệm theo dõi dự án, mọi thứ hôm nay có thể thay đổi trong ngày mai. Bộ lọc của bạn cũng sẽ có sai số. Nếu mà đầu tư thì càng quan trọng hơn: ***đánh giá + theo dõi + điều chỉnh → lặp lại liên tục mà xác xuất sai số vẫn ổn áp thì mới hình thành một kèo hold được.***
*→ Cuối cùng đến phần quan trọng nhất: **phản chiếu**. Đó là cách chúng ta rút ra giá trị tối đa từ kinh nghiệm của mình.*
## **Giai đoạn 4: Phản chiếu**
Giai đoạn này là khi đã thoát vị thế. Hầu hết mọi người không bao giờ cải thiện quyết định của mình vì họ không bao giờ dành thời gian suy ngẫm. Đây là giai đoạn mà chúng ta biến kinh nghiệm của mình thành bài học cho lần sau cải thiện hơn.
6
* **Dữ liệu **- Soi lại dữ liệu kèo, từ khâu bộ lọc đến kết quả lợi nhuận/thua lỗ. Xem sót chỗ nào không, hay bộ lọc lệch sóng chỗ nào cần cải thiện. Tiếp là ăn/thua đã phù hợp chưa, tuỳ giai đoạn và thanh khoản thị trường mà xác định lợi nhuận cho chuẩn.
* **Phân tích** – Mỗi người một công thức, phân tích của mình thôi chưa đủ. Kiếm ví ông khác mà phân tích thêm, quan điểm mở là học từ mình quan trọng nhất rồi học từ người khác để nó khách quan hơn.
* **Nhật ký Giao dịch** – Ghi lại tất cả những bài học. Hệ thống hóa một số trong số chúng để cải thiện nguyên tắc. “Tao có thể làm tốt hơn được?”
* **Cảm xúc** – Bây giờ yếu tố quan trọng nhất, nhìn nhận lại tiến trình cảm xúc. Bạn còn bị chi phối không? Kết quả ra sao? Nếu còn bị chi phối thì dính ở giai đoạn nào, tìm cách sửa ở giai đoạn đó. Mình biết thiếu tự tin là do chưa đủ hiểu, có lớp màng vô hình nào đấy trong não đang cố che cái dốt của mình. Nhìn lại và tìm ra đáp án để tự vạch trần mình là cách rèn luyện độ nhạy bén tốt nhất các ông ạ.
> *Framework trên là ứng dụng cho từng dự án một, đi sâu vào một dự án, vạch trần nó, vạch trần mình. Làm con nào nét con đấy thì dần mới tối ưu được, và rèn như thế thì mới bớt nhòm kèo call khác, nói chung khó đấy nhiều ông không làm nổi đâu.*
Khi mình mới bắt đầu trong DeFi, mình học từ trải nghiệm với dự án. Chủ yếu cày airdrop, làm bounties nên có nhiều cơ hội đào sâu vào nhiều dự án liên tục. Nhưng đến một lúc mình hiểu ra vị trí đánh giá nó rất quan trọng: Bạn là ai? Người dùng đơn thuần → Người làm dự án (KOL/Influencers/Partners/CM/Core team).
Khi mới bắt đầu, các ông phải nâng cấp vị trí đánh giá của mình trước. Đánh giá đa góc nhìn là cách mà dự án họ phát triển sản phẩm, không phải tự nhiên có cả một bộ phận R&D trong một công ty. Các ông trong crypto cũng thế, mỗi người phải có đủ trải nghiệm ở các vị trí cần thiết hoặc có kết nối sâu với người quen trong vị trí đó để học hỏi và phản chiếu lại bản thân.
Mình biết điều này có thể gây áp lực cho mấy ông mới nhưng đó là điều cần thiết để chiến thắng trong dài hạn. Mình luôn muốn chia sẻ những gì mình trải nghiệm, thay vì bán cho bạn những giấc mơ hoặc cố gắng call kèo 100x.
Khi bắt đầu build một hệ thống cho bản thân, tất cả mọi thứ mượt hơn rất nhiều, biết mình ngu hay khôn ở đâu, hiểu mình cần nâng cấp mình ở đoạn nào. Khi không còn phụ thuộc vào kèo call của người khác, tự dưng chúng ta có “chất” hơn, tự tin hơn và sau cùng là vị thế cũng tốt hơn.
## III. Ý Chính
* Theo framework để tìm ra nhược điểm trong các kỹ năng bản thân.
* Sửa đổi framework để phù hợp với từng cá nhân. Làm cho nó trở thành của riêng bạn.
* Xem xét quy trình cho mỗi kỹ năng đã đề cập. Ví dụ, quy tắc của bạn liên quan đến việc vào lệnh, chốt lời và thoát lệnh là gì?
***Riminder: Crypto không dễ, các ông phải khôn lên:***
* Đội đầu tư sớm thì đang muốn bán cho ông ở giá 10x, 100x.
* KOLs đang cố gắng tác động tâm lý cho ông fomo.
* Ông chỉ có thể thành công trong không gian này nếu biết cách chơi và suy nghĩ độc lập.
* Nếu không, ông sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm giống nhau trong khi mỗi chu kỳ nó lại được làm mới hơn về cách thức.
Nguồn: Lê Kỷ