**DỮ LIỆU ON-CHAIN VÀ NHỮNG CÔNG CỤ TRA CỨU DỮ LIỆU ON-CHAIN**

DỮ LIỆU ON-CHAIN VÀ NHỮNG CÔNG CỤ TRA CỨU DỮ LIỆU ON-CHAIN

> **DỮ LIỆU ON-CHAIN LÀ GÌ?**
Dữ liệu On-chain là các dữ liệu của Blockchain. Blockchain được hiểu đơn giản là những chuỗi khối chứa dữ liệu và gắn kết với nhau.

*Mọi người thường biết đến 2 loại dữ liệu On-chain là:*
* *Dữ liệu về giao dịch* (số lượng token nhận/chuyển giữa các ví, số token các ví nắm giữ)
* *Dữ liệu về khối* (thời gian xác thực, phí gas, phần thưởng cho miners/ validators/…)

Với sự xuất hiện của ***Smart Contract*** thì chúng ta cũng sẽ xem dữ liệu tương tác giữa ví và hợp đồng thông minh (VD: mua bán trên các sàn Dex, vay mượn phi tập trung, mint NFT,…)

***TẠI SAO CẦN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ON-CHAIN?***
Dữ liệu On-chain không thể giả mạo nên sẽ cung cấp cho ta những thông tin chính xác và khách quan nhất về diễn biến trên thị trường. Dữ liệu On-chain còn giúp ta theo dõi được cụ thể từng hành vi của các đối tượng trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi theo dõi hoạt động của các “*cá mập*”- những người sở hữu nhiều nguồn lực về tài chính và thông tin để thao túng thị trường. Do đó, theo dõi các cá mập On-chain và hành động hợp lý có thể sẽ giúp anh em trở thành “số ít” chiến thắng trong thị trường. Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu có thể giúp chúng ta dự phóng được trước các tình huống và đưa ra được các quyết định đầu tư hợp lý.

***Một số lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain:***
* Cần có kiến thức và kinh nghiệm: Với On-chain thì mình đánh giá đây là một phương pháp khá chuyên sâu, đòi hỏi người dùng cần phải có những kiến thức nền tảng, cũng như góc nhìn đa chiều để đánh giá và dự phóng được chính xác các thông tin thu thập được.
* Kết hợp với phương pháp phân tích khác: Lúc đầu khi mới tập tành phân tích On-chain thì mình cứ thấy cá mập mua là mua theo hoặc thấy cá đem token lên sàn thì cứ nghĩ là xả nên đã bị lỗ rất nhiều. Chính vì thế, mọi người hãy kết hợp phân tích On-chain với các phương pháp khác nhé.
* Đối chiếu nhiều nguồn thông tin: Hiện tại có rất nhiều công cụ cung cấp dữ liệu On-chain, sẽ có các công cụ không được chính xác. Do đó, cần so sánh và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để có được đánh giá chính xác nhất.
* Với các dữ liệu từ Website của dự án: Khi phân tích một dự án chain riêng mới thì có rất ít dữ liệu từ bên thứ 3, chủ yếu đến từ chính dự án đó. Bởi vậy nhiều khi các con số dự án cung cấp cũng** KHÔNG** hoàn toàn chuẩn xác (do nhiều lý do điển hình như để Marketing) nên mọi người cũng cần kiểm tra lại con số đó trên trình Blockchain Explorer các bên.
* Cập nhật thường xuyên: Do các hành vi trên thị trường thay đổi liên tục nên thông tin cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để hành động một cách nhanh chóng.
* Nên tập trung vào phân tích hành vi: Cá nhân mình thấy On-chain cũng không có gì là thần thánh cả. Ai cũng có thể thấy được . Nếu mọi người dành ra một thời gian để đọc, thì mọi người cũng có thể hiểu được. Vì thế cái quan trọng nhất vẫn là từ dữ liệu đó phân tích hành vi cá mập từ đó cho ra insight.

***Các chỉ số On-chain nên để ý:***
* **Total Value Locked (TVL): **Hiểu đơn giản đây là số tài sản đang được staking trong một giao thức DeFi. Thông qua khối lượng TVL trong mạng lưới, nếu TVL càng cao chứng tỏ dự án đó rất tốt, được nhiều nhà đầu tư sử dụng và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
* **Thông tin ví team dev, miner, investor:** Đa số các thông tin này đều công khai. Qua đó, bạn có thể biết được đội ngũ phát triển, nhà đầu tư có gom hay xả token hay không? Có nên đầu tư vào dự án hay không? Hoặc là những đồng coin đào như BTC thì cần quan tâm đến ví của Miner bởi vì hành vi mua/bán của họ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.
* **Lượng token nạp/rút lên các sàn: **Khi một token liên tục được đẩy lên các sàn CEX thì có thể có một đợt điều chỉnh hoặc là bán tháo hoặc là nếu token được rút nhiều ra khỏi sàn về ví cá nhân thì đó mà một tín hiệu tích cực.
* **Lượng nạp/rút stablecoin**: Chúng ta đều biết rằng stablecoin dùng để mua đồng coin. Khi stablecoin có dấu hiệu mint và deposit lên sàn thì đó cho thấy niềm tin vào thị trường tích cực, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua vào. Ngược lại, nếu chứng kiến stablecoin bị burn và rút ra liên tục thì chứng tỏ tâm lý các nhà đầu tư đang tiêu cực
* **Số địa chỉ ví hoạt động (Active Address)**: Nếu số lượng các địa chỉ ví tăng lên là dấu hiệu nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường và tiền điện tử đang được quan tâm nhiều hơn. Cũng tương tự nếu như một dự án có nhiều địa chỉ ví lưu trữ đồng token đó thì chứng tỏ dự án đó đang có dấu hiệu tích cực.* (Lưu ý cũng nên xét thêm khoảng thời gian lưu trữ đồng token đó, vì nếu càng số ví lưu trữ đồng coin đó lâu dài càng tốt) và ngược lại nếu địa chỉ ví hoạt động giảm mạnh khả năng biến động giá theo chiều hướng đi xuống.*
* **Lượng coin các holder nắm giữ**: Phân tích On-chain có thể kiểm tra khoảng thời gian mà một địa chỉ chưa chuyển tiền điện tử và số lượng nhà đầu tư hold tiền điện tử. Nếu số lượng coin của các nhà đầu tư hold tiền điện tử tăng lên, thì điều đó có thể có nghĩa là cung của tiền điện tử đó trên thị trường sẽ giảm và sẽ thúc đẩy một đợt tăng giá nếu nhu cầu không đổi.
* **Mức độ phân bổ token: **Cái này sẽ cho bạn biết phần lớn coin/token đang nằm trong tay ai? Cá mập hay các nhà đầu tư cá nhân? Ví dụ một tài sản có một vài địa chỉ nắm giữ % lớn tổng lượng token, thì chứng tỏ nó dễ bị thao túng giá. Vì vậy, việc phân tích mức độ sở hữu của các token holder lớn cũng rất quan trọng.
* **Track ví cá mập, Smartmoney:** Dựa vào những dữ liệu On-chain, bạn có thể theo dõi những ví nắm giữ số tài sản lớn (cá mập). Hãy xem họ đang bán tháo hay gom thêm đồng coin nào, dựa vào đó bạn có thể ra những quyết định đầu tư cho bản thân mình.

***MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH ON-CHAIN ĐÁNG TIN CẬY:*
**Với một người mới vào thị trường thì mình khuyên tập trung vào những công cụ sau đây:

***Defillama***: [https://defillama.com/](https://defillama.com/)

Đây có lẽ là công cụ mà mình khuyên phần lớn newbie nghiên cứu luôn. Defillama tập trung vào TVL, tức giá trị token được khóa vào trong giao thức. TVL tăng chứng tỏ dự án đang nhận được sự quan tâm từ cộng đồng và ngược lại. Ngoài ra Defillma cũng cung cấp một số dữ liệu cơ bản như lượng nạp/rút chuyển tiền ra khỏi các sàn CEX

***Token Terminal***: [https://tokenterminal.com/](https://tokenterminal.com/)

Web này tập trung vào các chỉ số tài chính căn bản của dự án, nổi bật nhất là Revenue (doanh thu dự án kiếm được). Revenue càng cao thì dự án càng tốt (tương tự như phân tích chứng khoán). Có một số dữ liệu khác như Trading Volume, TVL, Fees,… anh em cũng có thể tham khảo. Hầu hết các dữ liệu này đều dành cho phân tích cơ bản của một dự án.

***Lunarcrush***: [https://lunarcrush.com/](https://lunarcrush.com/)

Công cụ phân tích dữ liệu xã hội của token (ví dụ số lần được nhắc đến trên Twitter, KOL đang nói về token nào…) Cá nhân mình khi nghiên cứu dự án sẽ nhìn vào kênh twitter có bao nhiêu followers, tương tác các tweet gần đây ra sao và KOL nào đang shill dự án!

***Crypto Slam:*** [https://cryptoslam.io/](https://cryptoslam.io/)

Tool này sẽ cho bạn biết các dữ liệu thông dụng như Volume, Floor Price … của các bộ sưu tập NFT. Mình cũng hay để ý Blockchain by NFT Sales Volume để biết hệ sinh thái nào đang hút dòng tiền NFT nhất (ví dụ như Solana vào đầu năm nay có sóng NFT khá tốt khi volume giao dịch chỉ thua Ethereum)
Khi đã có kinh nghiệm hơn thì mọi người sẽ nâng cấp kỹ năng với các ô còn lại.

***Các ChainScan***
Các ChainScan ở đây mình đề cập đến như là ethscan, bscan, solscan hoặc là các layer2 như op, arbitrum,… mỗi đồng coin sẽ có một ChainScan riêng. Các thông số cần quan tâm khi check ChainScan là các giao dịch, total transaction, daily transaction, blockchain nào càng có nhiều người sử dụng thì transaction càng nhiều đó là một trong những yếu tố để đánh giá dự án.

***Ngoài ra mình khuyến khích các bạn mới nên follow một số đội nhóm chuyên phân tích onchain để đưa ra góc nhìn đa chiều hơn như: [The Datafi](https://www.facebook.com/ThedatafiVietnam), [The DataNerd](https://www.facebook.com/theDataNerd) hay là bạn [Tonny](https://twitter.com/Tonny531_eth) chuyên phân tích onchain bên HC Capital***

**Hoặc các bạn có thể đọc các seri on-chain tại đây:
[https://docs.google.com/document/d/1kyJTwjr1gzAZwraiCThW17QGnC1bJRwAHNyRnxGHwNE/edit](https://docs.google.com/document/d/1kyJTwjr1gzAZwraiCThW17QGnC1bJRwAHNyRnxGHwNE/edit)**

**[https://docs.google.com/document/d/1fKmakN0ubauiKDoxAEzQw0mbZJPjY5cpZcIsqgWvHhk/edit?fbclid=IwAR3yFoBKEMSeTmi0NNXFzvjJj_CeO-Ru5ap2Wd6oeqXe3lOU3cXrj-XiuJw#heading=h.b88annkxyqtj](https://docs.google.com/document/d/1fKmakN0ubauiKDoxAEzQw0mbZJPjY5cpZcIsqgWvHhk/edit?fbclid=IwAR3yFoBKEMSeTmi0NNXFzvjJj_CeO-Ru5ap2Wd6oeqXe3lOU3cXrj-XiuJw#heading=h.b88annkxyqtj)**

***Các công cụ nâng cao.*
**Sau khi đã có chút kỹ năng về đọc hiểu dữ liệu trên Blockchain thì sẽ sang level 2, là check những dữ liệu cao cấp hơn, sàng lọc những tin tức và đi sâu vào phân tích hành vi của ví. Bởi vì On-chain chỉ cần ai có công cụ là cũng sẽ thấy nên cá mập sẽ có nhiều cách để đánh lừa.

***Santiment* **[https://app.santiment.net/](https://app.santiment.net/)

Santiment là nền tảng cung cấp dữ liệu On-chain cho toàn bộ thị trường crypto Các dữ liệu trên Santiment đã được cleaning bởi nên có độ tin cậy khá cao. Santiment lấy dữ liệu từ các nguồn tin realtime, sau đó tiền xử lý để mang đến cho người dùng các dữ liệu On-chain trực quan với các insight dễ hiếu nhất. Bên cạnh dữ liệu On-chain, Santiment còn có một số công cụ như social tool về phân tích tin tức xã hội, liên quan mật thiết đến biến động giá mỗi ngày.

***Watchers* **[https://watchers.pro/](https://watchers.pro/)

Đây là một công cụ khá “hot” thời gian gần đây và mình cũng đã có một bài viết về cách sử dụng Watcher rồi mn có thể đọc lại tại đây:
[https://www.facebook.com/groups/ryanvanhungnguoiban/permalink/525539666393083/](https://www.facebook.com/groups/ryanvanhungnguoiban/permalink/525539666393083/)

***Arkham* **[https://www.arkhamintelligence.com/](https://www.arkhamintelligence.com/)

Được founder tuyên bố là có “tính năng” ăn đứt Nansen, đây là công cụ rất hay kết hợp nhiều tính năng mà các công cụ khác không có. Hiện tại thì nó vẫn đang miễn phí. Một số tính năng nổi bật của nó là có thể tuỳ chỉnh số lượng value giá trị buy/sell, tuỳ chỉnh và tra trong khoảng thời gian bất kỳ, cực kỳ tiện lợi nha!

***Nansen*:** [https://pro.nansen.ai/](https://pro.nansen.ai/)

Đây là tool mình dùng thường xuyên nhất để phân tích các động thái của Smart Money. Nansen cung cấp khá nhiều dữ liệu nên mọi người cần có kinh nghiệm và phương pháp để biết cần nhìn sâu vào đâu khi phân tích dự án, tránh bị ngợp và lãng phí thời gian. Ngoài ra, để dùng được thì cần nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn ba công cụ trước, bao gồm kiến thức về smart contract, block explorer, defi …

***Dune Analytics:*** [https://dune.com/](https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fdune.com%2F%3Ffbclid%3DIwAR0zGaHqXpY6ekPvkh5oY1omwnQIizymZ7a0M7RV8G0EX4rfwm2aMyGwNEw&h=AT0fvDzdvhl6lLCgUpJVFRQo3x2cgnmJcIB3l22fbxmoRaNvLk5vOTMsd0PNcbF9X1Zd-csTPthLeyovJXE8q5WXnB45N_KZBRhrXJaybILlMJUnPNAmVkuvi_5KqZQtAjXbPc86EavBEmB3wpc5&__tn__=-UK*F)

Công cụ giúp query (truy vấn) dữ liệu On-chain dùng SQL. Để dùng tốt nhất thì mọi người sẽ cần chắc kiến thức SQL và nắm rõ các thuật ngữ blockchain. Còn nếu anh em không muốn code thì cũng có thể xem dashboard do người khác làm, nhưng vẫn cần chắc kiến thức blockchain, crypto để ra được insights.

***CryptoQuant ***[https://cryptoquant.com/](https://cryptoquant.com/)

CryptoQuant là một trong những nền tảng phân tích On-chain phổ biến, khá dễ sử dụng. Cá nhân mình thấy CryptoQuant và Glassnode là tools chuyên phân tích BTC. Ngoài ra, CryptoQuant cũng cung cấp vô số dữ liệu On-chain quan trọng khác như dữ liệu On-chain về miner, long term holder, short term holder… Nói chung là mọi thứ On-chain của BTC ở đây!

***Glassnode***: [https://glassnode.com/](https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fglassnode.com%2F%3Ffbclid%3DIwAR2KAG-nXllI3XIZT9QEGOQcKiYeCXRUNkjiWml5laDGy2dYFuXKM8VXLSU&h=AT2_U1NS3LIKSwYJVw_oTNljEDEw86ZMq71xjlykgNa4gQOlfrShl0s35JshGWsCluf-4eccTK45CvxlCaKN01pE77djoO5XUvjhSSmEBnzd4ZOBlbrbhGavtNT9EIaAndLsZOYJCvk0QfjScr0h&__tn__=-UK*F)

Glassnode đã tiên phong nhiều metrics mới như SOPR, HODL Waves, Spent Output Age Bands… do đó đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu. Ở mục Workbench mọi người cũng có thể tính toán các chỉ số mới, tuy nhiên không đến mức truy vấn dữ liệu tùy ý như Dune.

Nguồn: Ryan Và Những Người Bạn – Phạm Hoài Thương

Bạn thích bài này chứ?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận