6 KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG THỊ TRƯỜNG CRYPTO

1. Kỹ năng phân tích cơ bản:
Phân tích cơ bản giúp mọi người có một bức tranh toàn cảnh về thị trường. Nó bao gồm 3 điều quan trọng: phân tích vĩ mô, phân tích kinh tế, phân tích dự án. Thị trường crypto đang dần phát triển và lớn mạnh nên việc bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế càng rõ ràng hơn. PTCB giúp bạn hiểu được chu kỳ kinh tế, chu kỳ bơm tiền, các chính sách tín dụng… , hiểu rõ giá trị nội tại của dự án như tokenomic, đội dev đứng sau là ai, các quỹ nào đầu tư vào dự án đó và triển vọng phát triển trong tương lai. PTCB phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn.

2. Kỹ năng phân tích kỹ thuật:
Là phương pháp phân tích dựa trên các chỉ số trên biểu đồ hay đồ thị giá và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng giá của đồng coin nhằm đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Nhà đầu tư sẽ sử dụng biểu đồ và các chỉ số để xem xét các biến động cung và cầu của đồng coin đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá và khối lượng giao dịch, từ đó quyết định thời điểm hiện tại nên mua vào, nắm giữ hay bán ra. Các công cụ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật gồm có:
– Các mô hình giá
– Chỉ báo kỹ thuật (xu hướng giá, chỉ báo khối lượng, chỉ báo dao động, đường trung bình động, chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ)
Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ sử dụng để nhận định các tín hiệu giao dịch trong ngắn hạn. Đối với xu hướng dài hạn cũng có khá nhiều chỉ báo hỗ trợ cho việc này và cần kết hợp với phân tích cơ bản để có cái nhìn tổng quan.

3. Kỹ năng phân tích onchain:
Dữ liệu onchain được hiểu là những dữ liệu nằm trên blockchain, và blockchain là những chuỗi khối gắn kết với nhau thông qua các nodes và được phân bổ khắp các máy tính con trong mạng lưới. Các dữ liệu này rất trung thực, công khai và minh bạch bởi vì các khối blockchain là một hệ thống ngang hàng phi tập trung. Các dữ liệu onchain được nhắc đến có thể là:
– Dữ liệu về các Block (thời gian, phí gas, miner,…).
– Dữ liệu về các giao dịch (địa chỉ ví những bên tham gia, số lượng chuyển, chuyển token nào,…).
– Hành động tương tác với Smart Contract (add liquidity, tham gia quản trị,…).
– Bất cứ khi nào bạn thực hiện một hành động trên Blockchain, hành động đó sẽ được xác minh bởi các nodes, và sẽ được cập nhật vào mạng lưới Blockchain tổng thể.
Nhờ có các thông tin này mà ta có được nguồn thông tin chính xác theo thời gian thực, biết được những hành động của các nhà giao dịch lớn, các quỹ đầu tư, các kol có tầm ảnh hưởng trong giới crypto được dễ dàng hơn. Qua đó giúp kiểm tra, theo dõi các hành động giao dịch, xây dựng các ví smart money giúp bạn hỗ trợ, dự đoán và đưa ra quyết định đầu tư của những “ cá mập “ này để nhận định các đợt sóng có thể xảy ra trong ngắn và dài hạn.
Phân tích onchain là một kỹ năng khó, chuyên sâu, đòi hỏi nhiều thời gian, kiến thức và kinh nghiệm do cần cập nhật real-time thường xuyên để nắm bắt được những hành động giao dịch nhanh chóng trong ngắn và dài hạn.

4. Kỹ năng quản lý vốn:
Quản lý vốn luôn luôn là chìa khóa dẫn đến thành công ở bất kỳ thị trường nào, bất kỳ phong cách đầu tư nào không chỉ riêng crypto mà còn là các thị trường tài chính khác. Luôn kiểm soát và ước lượng được số tiền mà mình có thể mất. Muốn quản lý vốn thật tốt thì lúc nào bạn cũng phải đánh giá được những kịch bản tương lai có thể xảy ra. Nếu rủi ro lớn hơn lợi nhuận, bạn lập tức phải có kế hoạch cắt lỗ hoặc giảm số tiền đầu tư, tránh làm cho vốn của bạn cạn kiệt. Chúng ta không thể cố chấp đầu tư, trong khi tỉ lệ rủi ro vượt quá 80% được. Đối với trader luôn luôn đặt stoploss,vì nếu không rủi ro cháy tài khoản có thể đến bất cứ lúc nào, nhất là đối với giao dịch future. Đối với nhà đầu tư dài hạn, phân bổ hợp lý dựa vào số vốn sẵn có và mức lợi nhuận cho phép của từng dự án, không thể nào dự án vài tỷ đô mong muốn x50 100 lần được và ngược lại. Hãy lập kế hoạch đầu tư, dự phóng target và chuẩn bị những kịch bản rủi ro bị mất tiền đến từ thị trường như dự án bị hack, sàn giao dịch sập… Hãy luôn luôn nhớ còn tiền là còn cơ hội

5. Kỹ năng quản bảo mật ví, bảo vệ tài sản:
Cryto là thị trường phi tập trung, công nghệ blockchain có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên yếu tố bảo mật chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Các nhóm tin tặc hằng ngày vẫn tìm cách để lấy đi tài sản mã hoá của chúng ta. Chỉ cần bạn để lộ một vài thông tin, chúng cũng có thể dễ dàng đánh cắp và không thể truy vết được. Các hình thức khiến bạn có thể bị mất tài sản như sàn giao dịch bị hack, swap token lạ được gửi vào ví, kết nối các trang web giả mạo…Thị trường crypto là phi tập trung nên mỗi cá nhân cần tự bảo mật địa chỉ ví của mình bằng cách lưu mật khẩu bảo vệ ví ở nơi an toàn không kết nối internet, đối với ví làm airdrop hay chơi shitcoin tránh kết nối vào những website lạ, các thông tin lừa đảo airdrop, lừa đảo nhận tiền trên twitter hoặc tele. Nếu hold tài sản lâu dài nên sử dụng các sàn giao dịch uy tín top đầu, hoặc chuyển coin về ví lạnh.
Bất kỳ nhà đầu tư crypto nào cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản về bảo mật ví. Ngay cả những người lâu năm trong thị trường, hay các kol họ cũng hoàn toàn bị hack khi không biết nguyên nhân do đâu. Học cách bảo vệ tài sản của mình và phòng ngừa rủi ro từ hacker là bài học đầu tiên mà bất cứ ai cũng nên đọc qua.

6. Kỹ năng quản lý cảm xúc:
Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn là hai thái cực đi liền với nhau trong thị trường crypto. Cảm xúc này có thể làm xáo trộn tâm lý của nhà đầu tư khi không biết cách quản lý chúng. Khi giá coin tăng, lòng tham được đẩy lên cao, họ không đặt ra target chốt lời mà tiếp tục gồng, x2 rồi muốn x5, x5 rồi muốn x10, x10 rồi lại muốn hơn, nên sau khi giá quay đầu giảm khiến họ bị thua ngược. Trong xu hướng tăng, các nhà đầu tư trải qua cảm giác tin tưởng, lạc quan và hồi hộp. Điều này thường dẫn đến fomo gần đỉnh thị trường. Bạn phải đặt các kỳ vọng thực tế trước khi tham gia giao dịch và thoát khỏi giao dịch khi các kỳ vọng được đáp ứng thay vì đẩy các target chốt lời xa hơn.
Mặt khác, các nhà đầu tư trải qua cảm giác tự mãn, lo lắng và từ chối, trong xu hướng giảm, điều này thường dẫn đến việc hoảng loạn bán gần đáy thị trường. Để tránh những hành động như vậy, bạn phải hiểu rõ ràng về mức độ bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro trước khi tham gia đầu tư. Hãy để các lệnh cắt lỗ giúp bạn không bị mất nhiều vốn và đợi các cơ hội có xác suất cao xuất hiện trước khi bước vào giao dịch tiếp theo. Nhiều cảm xúc xuất hiện khi giao dịch có thể dự đoán được, nhưng nếu bạn không nhận ra được khi nào bạn đang trải qua chúng, thì sẽ khó quản lý chúng hơn. Bạn phải biết khi nào bạn cảm thấy quá lạc quan hoặc quá lo lắng khi thực hiện kế hoạch giao dịch của mình. Vì vậy, bài học rút ra đó là:
– Cảm xúc trong giao dịch là điều không thể tránh khỏi, vì vậy điều quan trọng là phải nhận ra và quản lý chúng để không mất kiểm soát.
– Cách tốt nhất để quản lý cảm xúc khi giao dịch là lập kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch.

Nguồn: Lương Hữu Thắng

Bạn thích bài này chứ?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận